Tín điều các Thánh thông công và việc Thờ kính tổ tiên cùng các bậc Phúc thần, Hiển thánh của dân tộc
“Và Thiên Chúa đã đẹp lòng chấp nhận Abel và của lễ của ông ta” (St 4,4b).
Và Thiên Chúa nói với Nôe: “Đây là dấu hiệu giao ước mà ta thiết lập giữa TA và TẤT cả mọi sinh linh trên mặt đất” (St 4,17).
1. Tòng giáo năm 1949 (tức là trước công đồng Vaticanô II), tôi phải đoạn tuyệt với truyền thống thừa kế từ một nền văn hoá xây dựng trên nền tảng Khổng giáo, vốn lấy đạo Hiếu làm gốc mà việc thờ cúng tiền nhân là một điều quan trọng vào bậc nhất.
* Cụ thể là tôi không được:
- Thờ cúng Tổ tiên.
- Thờ cúng các vị Phúc Thần, Hiển Thánh tức là các Tiền nhân có công đức lớn lao đối với địa phương, với Đất Nước, với nhân dân mà lòng sùng bái của hậu thế đã đặt lên bàn thờ (và phần lớn được Nhà Vua, tức là vị Thiên Tử, thay mặt Trời ban tặng Sắc Phong)
Vì bấy giờ, việc Thờ phụng ấy bị xem như là Thờ Ngẫu tượng (IDOLATRIE).
2. Thực ra, việc thờ phượng ấy bao hàm một số niềm tin (croyances) về ý nghĩa nhân sinh sau đây:
- Người chết vẫn tồn tại và vẫn có sự tương ứng với người còn sống một cách nhiệm mầu.
- Nếu những người quá cố ấy là những kẻ có công đức to lớn, thì được TRỜI cho siêu thăng và được ban cho dự phần vào việc hoá dục muôn vật và phù trợ cho hậu thế: con cháu, đồng bào, đồng loại tương tự như Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng được Thiên Chúa giao cho việc rắc xuống trần gian những đoá hoa hồng. Và như vậy là TRỜI tỏ cái Đạo Lý công bằng tài bồi cho những người Công Chính trước mặt Ngài.
Thờ cúng tiền nhân có công đức là tuân Đạo Trời, là thờ Trời một cách gián tiếp. Vì chỉ có Nhà Vua mới được trực tiếp thờ Trời: ba năm một lần Tế Giao rất trọng thể, tôn nghiêm với bá quan Văn Võ. Rồi đến Quan Chức mới được thờ Thần Thánh, còn thường dân thì chỉ thờ Tổ Tiên.
Niềm tin ấy và việc thờ phượng ấy xét ra không có gì là trái với Đức Tin Kitô Giáo. Vì trong căn bản là một nhân sinh quan lấy Đạo Lý làm nền tảng và Đạo Lý ấy là bởi Trời. Không phải không thờ Trời, mà có lòng khiêm cung sâu thẳm, không dám phạm thượng làm cái việc thiêng liêng chỉ dành riêng cho Nhà Vua (tương tự như Giáo dân không làm lễ, đó là việc Thiêng liêng chỉ dành cho các linh mục). Bắt người tòng giáo đoạn tuyệt với một truyền thống tốt đẹp như vậy là không hợp lý hợp tình!
3. Sau Vaticanô II, người Công Giáo được phúc "thờ cúng" Tổ Tiên và tham dự việc tôn kính Phúc Thần và Hiển Thánh. Nhưng hình như chỉ với ý nghĩa bày tỏ lòng tôn kính tri ân chứ không nêu rõ ý nghĩa:
- Những người công chính, dù chưa được đón nhận tin vui, cũng được siêu thăng vinh hiển (dĩ nhiên là quy về sự siêu thăng vinh hiển tột đỉnh của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh),
- Và như vậy thì được Thiên Chúa trao cho nhiệm vụ làm trung gian ban các ơn phúc của Ngài cho người dương thế, như Ngài đã giao nhiệm vụ ấy cho các Thánh Kitô hữu, theo tín điều “Các Thánh Thông Công” trong kinh Tin Kính.
4. Vậy có thể lấy tín điều “Các Thánh Thông Công” làm nhịp cầu nối lại (không đoạn tuyệt nữa!) Đức Tin Kitô Giáo với các truyền thống thờ cúng Tiền nhân của dân tộc Việt Nam, mà không có gì là lạc giáo (hérétique). Đồng thời cũng là mở một cánh cửa để người Việt Nam ngoài Công Giáo nhìn vào Giáo Hội với ít nhiều thiện cảm và thấy gần gũi, bớt xa lạ.
Để minh hoạ suy nghĩ trên đây xin hình dung một ngôi đền thánh có ba dòng Thánh song song hàng dọc:
- Dòng ở giữa gồm các Thánh Tân Ước.
Hai bên tả hữu:
- Một bên là dòng gồm các Thánh Cựu Ước.
- Một bên là dòng gồm các Thánh Tiền-Cựu-Ước (hay Nguyên Ước).
Dòng thứ 3 khởi đầu là người Công Chính Abel và kế tiếp là các vị tiền nhân Công Chính của mọi gia đình, mọi dân tộc, tuy là không thuộc về Giao ước Abraham nhưng cũng được siêu thăng vinh hiển.
Như vậy ắt hẳn là phù hợp với niềm tin vào tính phổ cập của ơn Cứu Độ trong Đức Giêsu Kitô hơn.
Kết luận
Trong bài Kinh Năm Thánh 2000 (Phần 4) khi nhờ các Thánh chuyển cầu, đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II có ghi: “Nhờ lời cầu xin của NHỮNG NGƯỜI CÔNG CHÍNH THUỘC MỌI DÂN, MỌI THỜI”.
Phải chăng ngài đã mặc nhiên công nhận rằng: Những người công chính thuộc MỌI DÂN, MỌI THỜI, cũng đã được siêu thăng vinh hiển và có khả năng chuyển cầu cho nhân thế trước mặt Thiên Chúa là Vị Cha Chung; chẳng khác gì các người công chính đã được Giáo Hội minh nhiên phong Hiển Thánh?
Nguồn:
dunglac.org
bài liên quan mới nhất
- Thiên Chúa không thể không Ba Ngôi
-
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác, phần cuối - Tình yêu và sự phong nhiêu -
ĐTC Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức -
Viết cho bạn – người giáo lý viên! -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
ĐHY Koch chính thức trả lời các khiếu nại của lãnh đạo Do Thái về bài giáo lý của ĐTC -
Hội nghị về Thần học phủ định: Thiên Chúa, Đấng tâm trí không thể nhận thức được, Đấng nói với con tim -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ
bài liên quan đọc nhiều
- Khái quát giáo huấn của Hội Thánh về Ba Ngôi Thiên Chúa
-
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
Những ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân? -
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Chân dung Satan -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ -
Suy tư về Mầu nhiệm Nhập thể theo lược đồ thần học của Chalcédoine -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Việc đổi mới số 2267 trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về án tử hình -
Thánh Thể trong Thần Học và Linh Đạo của Thánh Phaolô