Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 37. Được chữa lành nhờ các bí tích
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 37. ĐƯỢC CHỮA LÀNH NHỜ CÁC BÍ TÍCH
Sách Giáo Lý phân chia các bí tích thành 3 nhóm: ba bí tích dẫn vào đời sống Kitô hữu (Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể), hai bí tích chữa lành (Thống Hối và Xức Dầu), và những bí tích phục vụ cộng đoàn (Truyền Chức Thánh, Hôn Phối). Sự phân chia này đã bị phê bình là giả tạo. Chẳng phải mọi bí tích đều là phục vụ cộng đoàn sao? Thật vậy, Rước Lễ Lần Đầu là “một trong những bí tích dẫn vào đời sống Kitô giáo”, thế nhưng cộng đoàn lại chẳng thường xuyên cử hành Thánh Thể đó sao? Và nhất là người ta lập luận rằng mọi bí tích đều có hiệu quả chữa lành.
Dựa trên kinh nghiệm phong phú của một linh mục và một nhà tâm lý trị liệu, cha Michael Marsch, O.P., đã viết cuốn Được chữa lành nhờ các bí tích (Styria, 1987). Ông cho thấy trong thời Hội Thánh sơ khai, việc dạy giáo lý về bí tích muốn quy chiếu về những phép lạ chữa lành của Chúa Giêsu. Cũng thế, trong Sách GLHTCG, hiệu quả chữa lành của các bí tích được trình bày qua hình ảnh chữa lành người phụ nữ bị bệnh loạn huyết. Người phụ nữ mang bệnh lâu năm đã được chữa lành nhờ “năng lực phát ra từ Chúa” khi bà chạm đến gấu áo của Chúa. Ngày nay các bí tích tiếp tục điều Chúa đã làm trong cuộc sống trần thế của Người. Qua các bí tích, chính Đức Kitô chạm đến, ban sức mạnh, và chữa lành chúng ta. Có thể nói các bí tích là những bàn tay dưới đất của Đấng Phục Sinh đang ngự trên trời, và cái gì Người chạm đến thì được chữa lành.
Đức Kitô không chữa lành bằng cách chỉ cất đi những triệu chứng của bệnh tật, nhưng Người đi sâu hơn, như Người nói với kẻ bất toại: “Tội của con đã được tha” (Mc 2,5). Đức Kitô chữa lành con người toàn diện. Ơn chữa lành của Chúa bắt đầu từ gốc rễ những gì không lành mạnh, tức là tội lỗi ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa là nguồn sự sống (số 1421). Chính vì thế ơn tha thứ tội lỗi là thành phần của mọi bí tích. Chúng ta chỉ thật sự lành mạnh khi được giao hòa với Thiên Chúa, hiệp nhất với Đức Kitô, và tràn đầy Thánh Thần. Vì thế đau đớn và bệnh tậy cũng có hiệu quả “cứu độ” tích cực.
Trong đức tin, chúng ta càng khám phá Hội Thánh như bí tích của tình yêu Thiên Chúa, thì chiều kích chữa lành nơi các bí tích càng mở rộng cho chúng ta. Hội Thánh là lương y và từ mẫu cung cấp cho chúng ta “phương dược chữa lành” của Đức Kitô. Như cha Marsch nói: “Các bí tích không có mục đích làm cho chúng ta nghĩ rằng thế giới này đã được chữa lành. Cũng không phải là thuốc kích thích hoặc bùa chú. Chúa Giêsu không hứa cho chúng ta một vườn hồng. Nhưng qua sự gặp gỡ Đấng Cứu độ, các bí tích có thể góp phần quyết định vào việc chữa lành mỗi cá nhân trong một thế giới ngày càng như bất trị”. Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến năng lực chữa lành của hai bí tích: Thống Hối và Xức Dầu Bệnh Nhân.
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
-
Ngày 18/11: Cung hiến Đền thờ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ -
Ngày 17/11: Thánh Elisabeth Hungari -
Ngày 15/11: Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo -
Ngày 11/11: Thánh Martinô Thành Tour, Giám mục -
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô -
Ngày 02/11: Lễ các đẳng linh hồn -
Ngày 01/11: Lễ các thánh Nam Nữ -
Ngày 28/10: Thánh Simon và Thánh Giuđa, Tông đồ - lễ kính
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231) -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi