Sửa lỗi huynh đệ
Sửa lỗi huynh đệ là điều vốn không dễ thực hành trong các tập thể, lại càng khó thực hiện theo sát tinh thần Tin Mừng. Thực vậy, ranh giới giữa chỉ trích và xây dựng tha nhân rất mỏng, chỉ cần nhích qua nhích lại một chút là ta có thể nhận ra mình ở cùng bên hay đối nghịch với họ ngay.
Quy chuẩn giúp ta nhận ra mình đang xây dựng hay chỉ trích anh chị em là tình thương. Yêu thương là mong muốn điều tốt lành cho người mình thương, muốn giúp họ tránh khỏi điều xấu, muốn giải thoát họ ra khỏi sự dữ.
Do đó, động cơ của việc sửa lỗi bạn hữu, thân nhân, trước tiên phải là yêu thương. Chính bầu khí huynh đệ mới tạo nên môi sinh thuận lợi cho việc xây dựng huynh đệ, giúp người nói thể hiện đức ái qua việc sửa lỗi và giúp người nghe khiêm tốn nhìn nhận khuyết điểm, để giúp nhau canh tân đời sống và các mối tương quan.
Hành trang mà chúng ta cần chuẩn bị khi dấn bước vào con đường xây dựng huynh đệ là 3 chữ “T”: tôn trọng, tế nhị, tình thương.
1. Tôn trọng. Có tôn trọng người mà muốn cho trở nên tốt hơn - dù là con cháu, nhân viên hay người nhà -, ta mới tránh làm cho người được sửa lỗi khỏi xấu hổ, mất mặt và nhận ra thiện chí và thiện ý muốn xây dựng của mình.
2. Tế nhị. Sửa lỗi huynh đệ là một hành vi thật tế nhị, nên phải lựa lời, chọn lúc thích hợp, cách thế hợp tình, nơi chốn thuận tiện để người được sửa lỗi có thể lắng nghe, mở tâm đón nhận sự thật không hay về mình, vì sự thật tiêu cực thường làm đau lòng, lời thật thì mích lòng. Thường tình ai cũng “tốt khoe xấu che” mà nay bóng tối nơi mình lại được đưa ra ánh sáng, nên phải khiêm tốn mới có thể nhìn nhận khuyết điểm, vượt lên trên tự ái, hầu hoàn thiện bản thân.
3. Yêu thương. Thương yêu là điều kiện then chốt mà nếu thiếu, việc sửa lỗi huynh đệ dễ trở thành chỉ trích hay trách mắng vì bất bình, nóng giận trước sai phạm của anh chị em. Vì thương yêu người mình sửa lỗi, nên tôi mới mời gọi họ ra khỏi sai lầm, dành cho họ thêm thời gian và mở cánh cửa hay con đường, để anh chị em có thể bắt đầu lại.
Trong thực tế, nhiều khi đã thực hành cả 3 chữ “T” rồi mà cũng chẳng hiệu quả - mọi sự vẫn nhữ cũ -, thì tôi phải làm sao đây? Tin Mừng Mt 18,15-20 cho ta câu trả lời, sau khi đã đề nghị một tiến trình sửa lỗi huynh đệ (gặp riêng, cùng gặp với 2,3 người, đưa ra cộng đoàn): Kitô hữu cần cầu nguyện chung. Cầu nguyện cho người mình muốn xây dựng, cùng với người khác cầu nguyện, để Chúa hiện diện giữa chúng ta, nhậm lời và biến cải anh chị em đang sống trong bóng tối của tội lỗi.
* Cầu nguyện cho anh chị em lầm lỗi là biểu hiện của niềm hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng duy nhất thấu suốt tâm can và có thể thay đổi lòng dạ con người.
* Cầu nguyện là hành động thể hiện niềm tin yêu sâu xa đối với anh chị em, khi lời nói và sức người xem ra đã bất lực. Tin rằng con người có thể thay đổi, một khi họ thực sự muốn và cảm nhận tình thương của Thiên Chúa và ta dành cho họ.
* Cầu nguyện cũng là thực tập sống kiên nhẫn như Thiên Chúa, biết chờ đợi "người con hoang đàng" và cậu cả, như Người Cha nhân từ trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể.
* Cầu nguyện là hành động thể hiện niềm tin yêu sâu xa đối với anh chị em, khi lời nói và sức người xem ra đã bất lực. Tin rằng con người có thể thay đổi, một khi họ thực sự muốn và cảm nhận tình thương của Thiên Chúa và ta dành cho họ.
* Cầu nguyện cũng là thực tập sống kiên nhẫn như Thiên Chúa, biết chờ đợi "người con hoang đàng" và cậu cả, như Người Cha nhân từ trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể.
Ý thức nhân vô thập toàn, nên tôi kiểm tâm để canh tân đời sống:
- Tôi cần thay đổi những gì trong cách góp ý, sửa lỗi cho anh chị em?
- Tôi có trực tiếp góp ý cho đương sự và nói với Chúa về anh chị em, hay chỉ thường nói sau lưng và với người ngoài cuộc?
- Bản thân tôi có đủ khiêm nhường để lắng nghe, nhìn nhận khuyết điểm và thực lòng muốn sửa đổi khi được bạn hữu xây dựng không?
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19