Quỹ Người Samaritano của Tòa Thánh và cuộc chiến chống lại bệnh Sida
Phỏng vấn Đức Ông Jean Marie Mupendawatu, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh mục vụ sức khỏe về cuộc chiến chống lại bệnh liệt kháng SIDA
Trong các ngày 17-20 tháng 7 năm 2011 Hội nghị quốc tế lần thứ VI về bệnh liệt kháng Sida đã khai diễn tại Roma. Hội nghị đã do Hiệp hội quốc tế về bệnh Sida cùng tổ chức với Học viện cao học Y tế. Tham dự đại hội có hơn 8.000 đại biểu của 120 quốc gia trong đó có phái đoàn của Tòa Thánh và Caritas Italia.
Trong năm lần trước Hội nghị đã được tổ chức tại Buenos Aires, Paris, Rio De Janeiro, Sydney và thành phố Cape. Từ khi bệnh Sida được khám phá ra hồi năm 1981 tới nay đã có 25 triệu bệnh nhân bị chết và hơn 40 triệu người bị lây bệnh. Trong các nước nghèo miền nam bán cầu có 10 triệu bệnh nhân không có khả thể được săn sóc thuốc men. Giáo Hội đã luôn luôn dấn thân trong việc chữa trị và giúp phòng ngừa bệnh liệt kháng. Ngoài ra trong các vùng truyền giáo Giáo Hội điều hành hàng trăm trung tâm phòng ngừa và chữa trị các bệnh nhân HIV.
Năm 2010 Bổ Truyền Giáo đã tài trợ 1,2 triệu Euros cho 131 trung tâm tại 41 quốc gia trên thế giới. Ngày 19-7-2011 đại biểu của Cariatas Italia đã viếng thăm 3 nhà săn sóc các người bệnh nhân liệt kháng. Nhà đầu tiên do Đức ông Luigi Di Liegro Chủ tịch Caritas Roma thành lập năm 1988.
Hồi tháng 5 vừa qua Qũy Người Samaritano thuộc Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế cũng đã tổ chức một đại hội về đề tài ”Con người như là trung tâm của việc phòng ngừa và chữa tri bệnh HIV SIDA”. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông Jean Marie Mupendawatu, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế, về hội nghị do Quỹ Người Samaritano tổ chức hồi tháng 5 vừa qua và cuộc chiến chống lại bệnh liệt kháng SIDA
Hỏi: Thưa Đức Ông, xin Đức ông cho biết Qũy Người Samaritano đã được thành lập khi nào và có mục đích gì?
Đáp: Qũy Người Samaritano đã do Đức Gioan Phaolô II thành lập ngày 12-9-2004 và đã giao cho Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế quản trị. Nó có mục đích trợ giúp tài chánh cho các bệnh nhân cần được trợ giúp nhất, đặc biệt là các bệnh nhân liệt kháng SIDA thường xin Giáo Hội liên đới với họ. Khi thành lập, Đức Gioan Phaolô II đã mời gọi ”tất cả mọi người thiện chí tham gia đóng góp, đặc biệt là các quốc gia tiến bộ về kinh tế”, bằng cách tái đề nghị những gì ngài đã viết trong Tông thư ”Bước vào ngàn năm mới”. Đức Gioan Phaolô II viết: ”Đã đến lúc phải có một ”óc tưởng tượng mới của tình bác ái”, không chỉ được diễn tả ra trong sự hữu hiệu của các cuộc cứu trợ, mà cả trong các khả năng gần gũi và liên đới với người khổ đau nữ. Như thế cử chỉ trợ giúp được cảm nhận không phải như là việc bố thí hạ nhục con người, mà như là việc chia sẻ huynh đệ”. Dấn thân của Qũy Người Samaritano và của những ai hoạt động trong lãnh vực của nó dựa trên ý thức rằng sự cộng tác truyền giáo khởi đầu từ Chúa Giêsu, là Người Samariano Nhân Lành tuyệt diệu nhất; và địa chỉ, điểm tới là người bệnh, có gương mặt của chính Chúa Giêsu”.
Hỏi: Trên cụ thể Qũy Người Samaritano làm những gì, thưa Đức Ông?
Đáp: Ngày nay Qũy đương đầu với tình trạng thiếu thuốc men tại các nước nghèo trên thế giới. Điều này đã có thể làm được nhờ sự kiện Qũy là thành viên của tổ chức y khoa truyền giáo công giáo, là một tổ chức phi chính quyền Mỹ từ 100 năm nay dấn thân trợ giúp các dân tộc nghèo nhất trên thế giới. Trong cụ thể, chúng tôi gửi thuốc miễm phí cho các nhà thương, các trung tâm săn sóc sức khỏe và các trạm khám bệnh phát thuốc của Giáo Hội công giáo đang hoạt động đó đây trên thế giới, cách riêng cho các nơi nào săn sóc các bệnh nhân liệt kháng SIDA.
Hỏi: Vậy thì ai hay tổ chức nào tài trợ cho Qũy Người Samaritano, thưa Đức Ông?
Đáp: Đa số là là các qùa tặng. Điều quan trọng đó là tất cả các số tiền thu được đi tới được với các bệnh nhân. Chúng tôi không phải đương đầu với các chi phí thành lập các cơ cấu hạ tầng và điều hành, nhờ các cơ cấu hạ tầng đã có sẵn ở địa phương và nhờ ý thức của các giới hữu trách địa phương như các tòa sứ thần, các Hội Đồng Giám Mục, cơ cấu của các giáo phậm vv...
Hỏi: Ai là người quyết định phải phân chia tài trợ như thế nào, thưa Đức Ông?
Đáp: Có một Hội đồng quản trị đề ra các đường hướng hoạt động. Hội đồng này gồm 6 thành viên, do Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế chủ sự. Ngoài ra còn có hai đại biểu của Hội Đồng Tòa Thánh và bốn Giám Mục thuộc các nước có số bệnh nhân liệt kháng cao nhất thế giới do Phủ Quốc Vụ Khanh chỉ định.
Hỏi: Quỹ Người Samaritano khác các ngân qũy khác như thế nào?
Đáp: Tính cách chuyên biệt của Quỹ Người Samaritano hệ tại chỗ nó diễn tả sự lo lắng của Giáo Hội đối với các bệnh nhân. Trong gần 7 năm hoạt động Qũy đã trợ giúp hàng trăm ngàn bệnh nhân trên năm châu, qua việc tài trợ các tổ chức săn sóc các bệnh nhân. Dĩ nhiên chúng tôi không nói tới các con số khổng lồ, vì việc trợ giúp có các mục tiêu chính xác đặc biệt cho các chương trình đã hoạt động, cách riêng trong lãnh vực y khoa.
Hỏi: Đại hội do Quỹ Người Samaritano tổ chức hồi tháng 5 vừa qua có đề tài ”Con người như là trung tâm của việc phòng ngừa và chữa tri bệnh HIV SIDA”. Sinh hoạt này có nằm trong mục tiêu của Qũy hay không, thưa Đức Ông?
Đáp: Có, và nó là một khía cạnh quan trọng. Qũy muốn thăng tiến sự hiểu biết và thảo luận liên quan tới các vấn đề y tế cấp thiết và thời sự nhất, cũng như các tình trạng y tế khẩn cấp, các đòi hỏi của các loại bệnh nhân khác nhau, và các vấn đề luân lý đạo đức mà Giáo Hội cảm thấy phải cống hiến các hướng dẫn rõ ràng. Tất cả những điều này đều lấy con người và sự cần thiết phải bảo vệ sự sống trong mọi giai đoạn của nó làm trọng tâm.
Hỏi: Đại hội hồi tháng 5 vừa qua nhắm các mục đích nào?
Đáp: Trước hết nó muốn hiện thực mục đích của hội nghị quốc tế mà Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế đã tổ chức hồi tháng 9 năm 2010 với đề tài ”Bác ái trong chân lý. Cho một việc săn sóc sức khỏe bình đẳng và nhân bản”, lấy hứng từ Thông điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Ngoài ra, cũng là để duyệt xét tình trạng thê thảm của các anh chị em bị bệnh Sida và lưu ý dư luận quốc tế. Nhất là để gióng lên tiếng báo động về hoàn cảnh khó khăn của các nước mạn nam sa mạc Sahara, trong đó đôi khi chỉ có 5% tổng số các bệnh nhân được săn sóc thuốc men. Trong các ngày đại hội được tổ chức và hướng dẫn dưới ánh sáng của huấn quyền, các tham dự viên đã có thể duyệt xét bệnh dịch liệt kháng cả trên bình diện khoa học và xã hội học nữa. Việc xem xét này quan trọng vì có tới 120.000 cơ cấu y tế lấy Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế làm điểm quy chiếu: từ trạm xá phát thuốc nhỏ bé trong rừng già cho tới nhà thương lớn trong thành phố.
Hỏi: Trong diễn văn đọc trước đại hội hồi tháng 5 vừa qua Đức Ông đã cầu mong các hoạt động của Quỹ Người Samaritano có được một ”bước nhảy vọt về phẩm”. Đức Ông có thể giải thích một cách rộng rãi hơn không, và đâu là các mục tiêu má Qũy nhắm tới trong tương lai?
Đáp: Để có thể chu toàn nhiệm vụ của Quỹ Người Samaritano, tôi tin rằng phải thăng tiến việc cùng hoạt động giữa Giáo Hội, trong các cơ cấu của nó, với thế giới y tế, kỹ nghệ và các hãng xưởng sản xuất thuốc. Chúng tôi đã đề ra ”mô thức hoạt động toàn vẹn” với nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng luôn luôn tôn trọng các giá trị và sự chuyên biệt khác nhau.
Trong khi chờ đời có thể tổ chức một hội nghị quốc tế có sự tham dự của tất cả mọi cơ cấu liên hệ thuộc Giáo Hội cũng như không thuộc Giáo Hội để duyệt xét vấn đề, tôi thấy mục đích đầu tiên có thể thực hiện đó là bảo đảm việc phân phát thuốc chống vi khuẩn HIV miễn phí cho các bệnh nhân. Mhư thế là để nhân đôi hy vọng sống sót cho các người bị bệnh Sida trong lứa tuổi tư 11 tới 22. Trong nghĩa này, tôi thấy là điều nền tảng thăng tiến việc đào tạo nhân viên y tế, các bác sĩ và y tá cũng như các vị giám đốc điều hành các cơ cấu y tế.
Cũng cần phải chuyển tải tới các dân tộc địa phương nhiều kiến thức và chuyên môn chừng nào có thể, qua các lộ trình thông tin tức, nhằm đào tạo các chuyên viên có khả năng hoạt động trong đa số các quốc gia nghèo thiếu thốn nhân lực và phương tiện. Việc phân phối khắp nơi các phòng thí nghiệm phân tích, tìm triệu chứng, và chữa trị trong các vùng thiếu thốn cơ cấu hạ tầng, cũng là điều rất quan trọng. Như thế tư tưởng đó là tổ chức một mạng lưới hữu hiệu trong các vùng khác nhau, mặc dù có các khó khăn vì thiếu các cơ cầu hạ tầng chính yêu, như hệ thống giao thông và các phương tiện chuyên chở và truyền thông. Mặt khác nữa cần cải tiến việc phòng ngừa để khỏi nhiễm bệnh Sida, nhất là việc truyền vi khuần từ mẹ sang con và nói chung giữa các thành phần trong cùng một gia đình với nhau. Một cách nòng cốt, đây là việc thăng tiến một nền giáo dục có khả năng giúp người dân hiểu biết các giá trị của sự sống, của gia đình và sống tính dục có tinh thần trách nhiệm nhiều chừng nào có thể, và điều này qua trung gian các trường học công giáo. Sau cùng cũng không thể thiếu sự hỗ trợ xã hội kinh tế, trong việc phổ biến các dự án phát triển nông thôn, qua các tín dụng loại nhỏ được nghiên cứu kỹ lưỡng cho phép các gia đình và cộng đoàn có thể tự lực tự cường và giải quyết các vấn đề và hoàn cảnh gắn liền với nạn nghèo túng và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội.
Hỏi: Thưa Đức Ông, đâu là các dự án Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế sẽ thực hiện trong tương lai?
Đáp: Hội Đồng Tòa Thánh sẽ gia tăng hoạt động bằng cách liên kết với các tổ chức và hiệp hội công giáo trong lãnh vực y tế, để cho các nhân viên y tế được đào tạo về mặt luân lý đạo đức và được trợ giúp về mặt tinh thần mà họ cần có trong công việc của họ. Cuốn cẩm nang cho các nhân viên y tế mà Hội Đồng Tòa Thánh Mục Vụ Y Tế đã cho phát hành, hiện đang được duyệt lại, được cập nhật hóa, và sẽ được phổ biến vào năm tới. Nhưng chưa hết. Ngày nay, các Giám Mục phải đương đầu với các dự luật về sự sống, sức khỏe và gia đình, không luôn luôn đồng thuận với huấn quyền Giáo Hội trên bình diện luân lý và mục vụ. Vì thế một trong các nhiệm vụ của Hội Đồng Tòa Thánh là liên lỉ theo dõi các tin tức luật pháp và khoa học mới mẻ liên quan tới sức khỏe để lưu tâm trong công tác mục vụ của Giáo Hội. Hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị cho hội nghị quốc tế lần tới sẽ triệu tập vào mùa thu trong các ngày 24-26 tháng 11 năm nay 2011 với đề tài ”Mục vụ y tế phục vụ sự sống dưới ánh sáng giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II”, là người đã thành lập Hội Đồng. Đức Gioan Phaolo II đã luôn luôn chú ý tới các bệnh nhân và đã can đảm vác thánh gía của các bệnh tật khổ đau lớn lao trên thân xác ngài cho tới khi qua đời.
(SD 15-7-2011; RG 16-7-2011; FIDES 16-7-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô