Phát hiện các tin tức giả
Những thông tin xấu (như chiến tranh, khủng bố, những bê bối và tất cả các loại thất bại của con người) thường tạo ra vòng xoáy luẩn quẩn của lo âu, sợ hãi, dẫn đến bất mãn hoặc bi quan thất vọng để rồi cam chịu hoặc dửng dưng trước sự xấu.
Tệ hại hơn, những thông tin xấu còn có thể làm người xem thích thú với cái ác, để rồi sẵn sàng làm điều ác, vì cái ác đã được truyền thông trình bày một cách hấp dẫn.
Hơn thế nữa, những thông tin xấu lại thường “giật gân” và cuốn hút người xem hơn là những thông tin tốt lành.
Vì thế, để phá vỡ vòng lẩn quẩn nguy hại này, cần phải biết truyền cảm hứng cho người-tiếp-nhận-thông-tin tìm đến với các nguồn thông tin tích cực, có trách nhiệm.
Đấy là lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội thứ 51.
Theo ngài, cần phải phát hiện ra các nguồn tin xấu và giả mạo để tránh xa chúng; đây là một việc làm rất quan trọng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, các tin tức xấu và các trang web đưa tin giả mạo đang tăng lên nhanh chóng. Những trang web đưa tin giả mạo thường cố tình che giấu căn tính xấu xa của mình nên rất khó phát hiện ra sự dối trá của chúng.
Để không bị lừa gạt bởi những tin giả và những trang web đưa tin giả, ta có thể dựa vào 10 lời khuyên dưới đây.
- Các nguồn tin mờ ám
Có một số trang web hoặc báo chí “lá cải” mà ai cũng biết là không đáng tin cậy. Tìm đọc tin tức ở đấy thì chỉ làm hại cho bản thân. Cũng lưu ý rằng những bản tin được đăng trên facebook chỉ đáng tin khi có ghi trích nguồn đáng tin cậy.
- Đọc các tựa đề và các dẫn nhập
Mỗi tuần lại xuất hiện thêm nhiều trang web mới, chuyên đăng tin giả mạo và tin xấu. Làm thế nào nhận ra những trang web không đáng tin cậy này? Khi đọc lướt qua một số tiêu đề cùng những dẫn nhập của các bài được đăng trên ấy, mà phát hiện ra nhiều điều nhảm nhí, dung tục… thì đấy là trang web xấu, không bao giờ nên vào đọc tin nữa.
- Kiểm tra trên những trang web có uy tín
Một trong những cách dễ dàng nhất để phát hiện sự dối trá của một tin tức đặc biệt nào đó, đấy là kiểm tra xem những tin đó có được đăng trên các trang web uy tín hay không.
- Dự báo thảm họa
Bất kỳ dự báo thảm hoạ nào cũng cần được xem xét kỹ lưỡng, nhất là khi nó được xác định cả về ngày tháng xẩy ra trong tương lai. Những câu chuyện như vậy có thể đúng, ví dụ như về dịch AIDS và Ebola. Nhưng thường thì những dự báo thảm họa chỉ là những giả thuyết mơ hồ, không đúng sự thật, nếu không có những bằng chứng cụ thể mang tính khoa học.
- Chữa bệnh cách kỳ diệu
Con người thường bị những tin tức về thảm họa và bệnh tật cuốn hút rất mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao xuất hiện một loại tin tức giả mạo rất phổ biến về việc chữa bệnh cách thần kỳ. Hoài nghi chính là thái độ cần có khi đọc những tin này.
- Trang web từ chối trách nhiệm
"Xin lưu ý rằng các bài được viết trên trang này chỉ nhằm mục đích giải trí và châm biếm." Những tuyên bố vô trách nhiệm đại loại như vậy lại nằm ẩn khuất ở đáy giao diện của trang chủ nên rất khó thấy. Những trang web nào làm như thế thì đích thực là không đáng tin cậy.
- Câu chuyện nực cười
Mục đích của việc đăng các tin tức giả mạo là để thu hút độc giả với các câu chuyện kỳ lạ, huyền bí và hấp dẫn. Cần nhạy bén để nhận ra đó chỉ là những câu chuyện nực cười, không đáng xem.
- Thăm dò ý kiến
Bạn chỉ nên tin vào những “cuộc thăm dò ý kiến” được đăng trên mạng, sau khi bạn đã thực sự kiểm tra được rằng: ai tiến hành cuộc thăm dò, số người được thăm dò, họ được chọn như thế nào, và những câu hỏi khảo sát đã được diễn đạt như thế nào.
- Website có tên miền kỳ lạ
Một trong những cách phát hiện các tin tức đáng nghi ngờ là khi chúng nằm trên những trang web có “tên miền” kỳ lạ, kết thúc bằng những chữ lạ. Các trang web không đáng tin cậy cũng thường cố gắng làm cho “tên miền” của mình gần giống tên miền của một trang tin nổi tiếng.
- Giận dữ hoặc sợ hãi sau khi đọc bản tin
Có bao giờ bạn đùng đùng nổi giận, hoặc vô cùng sợ hãi khi đọc một bản tin chưa? Khi những cảm xúc đó đến với bạn, bạn hãy dừng lại một chút và tự nhủ rằng: “Tôi không tin những điều ấy đâu!” Có nhiều tin tức giả được thực hiện chỉ nhằm mục đích tạo ra nỗi sợ hãi và lo lắng, hầu chứng minh rằng người ta thường chỉ phản ứng theo xúc cảm bồng bột, chứ không sống theo lý trí!
Vi Hữu / Tham khảo HowStuffWorks / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Huấn thị Mục vụ Communio et Progressio - Hiệp thông và Tiến bộ
-
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng -
Truyền thông và những giấc mơ đẹp -
Trí tuệ nhân tạo và Giáo hội: AI đang định hình công tác mục vụ như thế nào? -
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo được mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng trực tuyến -
Liên nhóm Mục vụ Truyền Thông Tân Chí Thọ mừng Bổn mạng 19.10.2024 -
Hiệp hội Truyền thông Công giáo Á châu tổ chức Đại hội 2024 -
Thoáng nhìn Trí tuệ nhân tạo theo quan điểm Kitô giáo: Cơ hội và thách đố -
Hội ngộ truyền thông thường niên năm 2024 -
Sứ mạng Truyền giáo tại Châu Á, một cuộc hội nhập Văn hóa theo bước chân của các chứng nhân vĩ đại của Đức tin
bài liên quan đọc nhiều
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo