Ơn Gọi Linh Mục: Chứng Từ Của Đức Hồng Y John Foley
(Đức Hồng Y John Foley, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội)
Với Đức hồng y John Foley, không còn gì quan trọng hơn trong cuộc đời, cho bằng giảng dạy cho mọi người biết Chúa Giêsu là ai và giúp họ ngày một nên mật thiết hơn với Người.
Vị nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng này về Truyền Thông Xã Hội thừa nhận rằng gương sáng của cha mẹ ngài và các linh mục mà Ngài đã quen biết, đã đóng vai trò quyết định trong cuộc khám phá ơn gọi của Ngài, nhưng Ngài cũng nêu lên hai biến cố nổi bật trong cuục đời Ngài.
Đức hồng y thuật lại: “Tôi vào chủng viện hai lần: lần đầu sau khi học xong trung học và một lần sau khi tốt nghiệp đại học”.
Ngài tiếp tục: “Khi đang học năm cuối trung học, vào dịp Noel, tôi đi lễ nhà thờ giáo xứ và qùy gối trước hang đá. Và tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con tất cả những gì con đang có – cuộc sống, gia đình, niềm tin, một nền giáo dục tuyệt vời – và nay con muốn cho lại Người tất cả, tuyệt đối tất cả”
Vậy là cuối năm đó, Ngài vào nhà tập Dòng Tên. Sau mấy tháng, Ngài tự nhủ: “Mình nghĩ rằng sẽ hạnh phúc hơn nếu làm linh mục triều”.
Đức hồng y John Foley rời Dòng Tên và theo ngành sử học tại Đại học Thánh Giuse ở Philadelphia, Pensylvania, với ý tưởng sẽ vào đại chủng viện giáo phận.
Vào lúc ấy – Ngài tâm sự – một sự việc có tính quyết định “dấn thân làm việc thiện nguyện và dạy giáo lý cho các trẻ em bị khuyết tật tâm thần.
Vị hồng y này nhớ lại: “Tôi đang dạy giáo lý trong trường này cho sáu em bé, khi Mẹ bề trên đến và hỏi: này các con, anh Foley có làm các con hài lòng không?”
“Một cháu bé trai trả lời: Không ạ! Không ạ! Chúng con yêu anh Foley!”
“Tôi nghĩ rằng đó là một sự phân biệt tốt nhất mà một người bị tật nguyền tâm thần làm được”.
Mẹ bề trên hỏi tiếp: tại sao các con yêu anh Foley”
“Cậu bé đáp: Chúng con yêu anh Foley, bởi vì anh ấy dạy chúng con biết Chúa Giêsu. Và tôi nghĩ: không còn gì quan trọng hơn trong cuộc đời cho bằng giảng dạy Chúa Giêsu cho những con người, đem Chúa Giêsu đến cho họ”
“Tôi thấy Ơn gọi làm linh mục của tôi được thêm củng cố”
Đức hồng y Foley nhận định: “Tôi cho rằng những điều đó là do ơn quan phòng đối với tôi, là đã rời bỏ chủng viện lần đầu để vào đại học, nơi tôi đã nhận được một nền giáo dục tuyệt diệu và thêm nữa, đã thủ đắc một kinh nghiệm công tác tông đồ hết sức tốt đẹp”
Song song với [việc dạy] giáo lý, Ngài tham gia tích cực vào Hội Đức Bà, câu lạc bộ tranh luận, quản lý các sinh viên – kể cả một thời kỳ làm chủ tịch hội sinh viên – là ca đoàn.
Ngài đã gia nhập chủng viện giáo phận vào năm cuối đại học và thụ phong linh mục năm năm sau.
SỰ NÂNG ĐỠ CỦA GIA ĐÌNH
Ngài khẳng định: “Tôi chưa hề thấy dù chỉ một ngày không hạnh phúc với tư cách linh mục”
Vị hồng y này nhấn mạnh vai trò của gia đình Ngài trong việc nâng đỡ ơn gọi của Ngài và khẳng định rằng chưa bao giờ song thân Ngài nói với Ngài hãy làm linh mục, cũng như không có lời phản đối nào khi Ngài rời chủng viện, hoặc cả khi Ngài quay trở lại đó.
Vị hồng y khẳng định: “Cha mẹ tôi đã ủng hộ tôi trong tất cả những gì tôi quyết định làm. Các Ngài thật tuyệt vời”. Đức hồng y cũng nhớ lại sự đóng góp của một nữ tu đã cho Ngài một cuốn “Gương Chúa Giêsu” khi Ngài còn ngồi ghế nhà trường. Ngài nói thêm là trong tất cả các năm học ở trung học, Ngài đã đọc cuốn sách này và nay vẫn tiếp tục đọc và suy gẫm nó.
Sau 47 năm làm linh mục, Ngài làm chứng rằng những khó khăn chính mà Ngài đã phải đương đầu, đến từ văn hoá, ”có vẻ ngày càng trở thành thế tục hoá”. Ngài giải thích: “Ngày nay tôi thấy khó khăn hơn khi phải truyền đạt một thông điệp thiêng liêng, vì người ta có thể không còn mở lòng ra như trước đây”. Đức hồng y Foley nói thêm rằng khó khăn càng nhân lên với tuổi tác ngày càng cao.
Sinh ra trong một vùng ngoại ô ở Philadelphia va năm 1935, tháng 11 tới đây Ngài sẽ tròn 74 tuổi. Ngài công nhận: “Tuổi tác làm cho bạn nên chậm chạp hơn và bạn không còn làm được mọi thứ mà bạn rất muốn làm”. Tuy vậy Ngài nói thêm rằng Thánh Inhatiô dạy chúng ta trong các bài Linh Thao rằng, ”chúng ta phải phó dâng mình cho Chúa khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, trong thịnh vượng cũng như lúc gian nan”.
“Vì vậy chúng ta phải tỏ ra không tha thiết trong ý nghĩa này và sử dụng mỗi vật chỉ vì để Danh Chúa được cả sáng hơn”.
Ngài giải thích khẩu hiệu giám mục của Ngài: “Ad majorem Dei gloriam – vì vinh quang lớn lao hơn của Chúa”
NHỮNG THỜI KHẮC KHÓ QUÊN
Mặc cho những khó khăn tự nhiên bày ra, trong đời làm linh mục của Đức hồng y đã có những thời khắc vĩ đại. Ngài nêu ra những thời khắc tốt đẹp nhất, liên kết với hai triều đại giáo hoàng mà Ngài đã có thễ phục vụ ở Roma. Vị giáo phẩm cao cấp này đặc biệt nhấn mạnh những cuộc hành trình với Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II vào năm 1979 sang Ba-Lan và sang Hoa Kỳ, rồi cùng tháp tùng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sang Thánh Địa và sang Hoa Kỳ năm ngoái.
Một thời khắc lớn nữa trong thừa tác vụ linh mục của Ngài, là công việc Ngài thực hiện trong 25 năm làm bình luận viên cho một hệ thống truyền hình nhân dịp các nghi thức cử hành các dịp Giáng Sinh, Phục Sinh, Thứ Sáu Tuần Thánh.
Đức hồng y giải thích: “Một cách thức truyền giáo là làm cho mọi người biết những gì đang xảy ra trong phụng vụ, để họ có thể hiểu rõ giá trị của việc thờ phương trong Đạo Công giáo” và “ những người khác có thể làm quen với những gì chúng ta đang tin và với cách thức mà chúng ta thực hành với tư cách là tín hữu Công giáo”
Ngài tiếp tục: ngoài ra, điều đó giúp các tín hữu Công giáo “hiểu rõ hơn Thánh Lễ và việc tôn thờ Công giáo”.
Đức hồng y Foley tuyên xưng: Với tư cách linh mục, “tôi đã có được những thời khắc được an ủi đặc biệt, khi giúp người ta sống cam kết hôn nhân của họ và bằng việc đón nhận người ta vào Hội Thánh”.
Ngài nhớ lại: “Một người bạn cùng lớp ở Đại Học Colombia đã nhờ tôi cách nay mấy năm giúp anh ấy trở lại Đạo Công giáo. Anh ta theo Đạo Do Thái, nhưng không sốt sằng ‘đi’đạo”.
“Cũng thế, những người mà tôi chống đối trong các cuộc tranh luận khi còn ở Đại học và đã nhiều lần thảo luận với nhau về thần học, rất thông thường kết thúc với việc họ trở lại Đạo Công giáo”.
“Những thời khắc an ủi lớn nhất với cá nhân tôi, chính là có thể giúp chia sẻ đức tin của tôi với những người khác và hy vọng chính họ cũng sẽ đón nhận được hồng ân đức tin”.
Ghi lại: Mercedes De La Torre. Zenit, 19.08.2009
bài liên quan mới nhất
- Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949)
-
Karl Rahner -
Trong vòng 48 tiếng, hai linh mục người Ý truyền giáo tại Madagascar qua đời vì Covid-19 -
Cha Giovanni Mometti, người có vẻ “điên” vì tình yêu dành cho người phong cùi -
Cuộc đời Đức tổng Phaolô và chuyện tình với Mẹ -
Trái tim vĩ đại trong con người nhỏ bé -
Nhớ 70 năm ngày cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ra đi -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Bài giảng Thánh lễ an táng Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài -
Ngày 23/9: Thánh Piô Piêtrelcina, linh mục
bài liên quan đọc nhiều
- Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
-
Lm. Ignatio Hồ Văn Xuân: Nhớ về một Người Cha -
Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức cha Jean Cassaigne -
Karl Rahner -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Giuse Lâm Quang Trọng -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức Ông Gioan Maria Trần Văn Hiến Minh -
Tiểu sử Cha Tam - Phanxicô Xaviê Tam Assou: 80 năm ngày mất (1934-2014)