Cha Giovanni Mometti, người có vẻ “điên” vì tình yêu dành cho người phong cùi
Cha Giovanni Mometti đã đến truyền giáo ở vùng Amazzonia từ năm 1956, khi chỉ mới 20 tuổi. Cha đã ở giữa những người bệnh phong cùi suốt 40 năm.
Sáng ngày 07.01 năm nay (2019), trong bài giảng trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta, khi nói về “sự điên rồ” của Thiên Chúa, ĐTC Phanxicô đã nói: “Đôi khi Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đến với những ‘sự điên rồ của Thiên Chúa’, như đã xảy ra với một người mà hôm nay đang ở giữa chúng ta, người từ 40 năm nay đã rời bỏ nước Ý để trở nên nhà truyền giáo giữa những người bệnh phong cùi.”
Người đó chính là cha Giovanni Mometti, người đã đến truyền giáo ở vùng Amazzonia từ năm 1956, khi chỉ mới 20 tuổi. Hiện nay, cha Giovanni, hay là cha Joao, như người dân Brazil gọi cha, đã 82 tuổi, vẫn còn truyền giáo tại Igarapè-Açù, bang Parà, vùng Amazzonia, của Brazil, và cha vẫn còn hăng hái tràn đầy nhiệt huyết.
Cuộc đời của cha Giovanni Mometti
Cha Giovanni Mometti sinh ngày 29 tháng 06 năm 1936 tại Bornato và đã trở thành tu sĩ dòng Salêdiêng ở Missaglia. Ngày 27 tháng 12 năm 1956, ở tuổi 20 thầy Giovanni lên đường đi truyền giáo ở một vùng thuộc miền đông bắc của Brazil. Từ năm 1956-1959, thầy Giovanni theo học triết học tại Brazil, rồi trở thành giáo sư của học viện dòng tên ở Belém, Parà, vùng Amazzonia trong 3 năm. Sau đó, thầy Giovanni tiếp tục chương trình thần học ở San Paolo, Brazil, và chịu chức linh mục vào năm 1966. Sau khi chịu chức linh mục, cha Giovanni trở về lại Ý để thăm gia đình và các bề trên đã yêu cầu cha tiếp tục việc học hành nghiên cứu tại đại học Gregoriana ở Roma. Trong 2 năm, từ 1967-1969, cha đào sâu nghiên cứu về nhân chủng học và dân tộc học, địa lý nhân văn, lịch sử các tôn giáo, việc phát triển cho thế giới thứ ba và thần học truyền giáo.
Cha Giovanni sau đó đã trở thành thư ký của tỉnh dòng truyền giáo Manaus ở Amazzonia trong một năm; cha tham gia tổ chức 2 tổng hội đặc biệt cho các nhà truyền giáo dòng Salêdiêng để canh tân hoạt động truyền giáo; cha cũng là giáo sư tại trung tâm nghiên cứu và chuẩn bị các nhân sự truyền giáo cho vùng Amazzonia và điều phối viên của các cuộc họp đổi mới cho các nhà truyền giáo Salêdiêng. Từ năm 1970-1973, cha là Ủy viên Hội đồng Giám mục Quốc gia Brazil về việc hoạt động mục vụ cho vùng Amazzonia và cộng tác viên cho hai Hội đồng của tất cả các Giám mục vùng này. Năm 1973 là một năm vô cùng quan trọng vì cha thành lập Phong trào Gioan 23, một tổ chức bác ái, quảng bá sự phát triển của Amazzonia, có trụ sở tại thành phố Belém do Parà.
Bên cạnh các hoạt động tổ chức, cha Giovanni còn dấn thân cộng tác trong việc phân chia các phần đất cho những nông dân canh tác nhỏ. Cha xây dựng và sửa chữa 3000 căn nhà cho người bệnh phong cùi đã được lành bệnh. Cha xây dựng 50 trung tâm cộng đồng cho các trường học và các khóa đào tạo. Tổ chức 212 khóa đào tạo cấp thời cho các nông dân và các người trẻ, con cái của các bệnh nhân phong cùi và các nông dân cho sinh hoạt nông nghiệp và văn hóa phát triển. Cha được bổ nhiệm làm cha sở của xứ Igarape- Acu.
Động lực truyền giáo: cho những người bé nhỏ nghèo khổ trong xã hội
Cha Giovanni chia sẻ về động lực truyền giáo của mình: “Đó là vào năm 1967, Công đồng chung Vatican II vừa kết thúc, và tôi may mắn hiểu rõ như thế nào là truyền giáo cho những người thấp bé nhất trong xã hội, những người nghèo và đặc biệt là cho Brazil, quốc gia đang nổi lên về đức tin, bởi vì đó là quốc gia Công giáo lớn nhất trên thế giới.”
Sự “điên rồ” của Thiên Chúa: yêu không giới hạn
Được hỏi, cha có cảm thấy mình “điên” không, cha Giovanni trả lời có. Cha cũng cảm thấy mình như một “người điên”, bởi vì một người đi đến một trại cùi khi còn trẻ, khi mà bệnh này chưa có cách chữa trị, tuy nhiên điều này muốn nói là anh ta điên về Chúa. Sự điên rồ của Thiên Chúa là tình yêu vượt quá giới hạn. Giới hạn là yêu con người như họ là, vượt quá giới hạn là yêu một người bệnh phong cùi, một người mắc bệnh này và cũng có thể lâybệnh cho bạn. Đến nỗi người tiền nhiệm của tôi, cha Daniel da Samarate, đã mắc bệnh phong ở tuổi 33, và qua đời vì bệnh này ở tuổi 48. Không phải là các linh mục không mắc bệnh phong, họ cũng bị lây bệnh, như là cha Damiano di Molokai, tông đồ người bệnh phong.”
Bài học đức tin từ các người bệnh phong
Làm thế nào để mang Chúa Kitô đến cho những người phong cùi, những người mà có thể sẽ nguyền rủa Chúa vì bệnh tình của họ? Cha Giovanni chia sẻ kinh nghiệm tích cực của chính mình, cha nói: “Nếu bạn đến gần người bệnh phong và hỏi họ: anh khỏe không? Người đó trả lời: “mọi sự đều tốt, tôi cám ơn Chúa”, bởi vì họ là những con người của đức tin và họ đón nhận bệnh tình không như một sự chúc dữ, nhưng như một thử thách của Chúa để xem họ có tin tưởng mạnh mẽ không. Bởi thế tôi đã tìm thấy rất nhiều bài học đức tin nơi những người bệnh phong, họ đã dạy tôi trở nên một linh mục yêu Chúa và chấp nhận điều Thiên Chúa muốn.”
Sáng ngày 07.01 năm nay (2019), trong bài giảng trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta, khi nói về “sự điên rồ” của Thiên Chúa, ĐTC Phanxicô đã nói: “Đôi khi Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đến với những ‘sự điên rồ của Thiên Chúa’, như đã xảy ra với một người mà hôm nay đang ở giữa chúng ta, người từ 40 năm nay đã rời bỏ nước Ý để trở nên nhà truyền giáo giữa những người bệnh phong cùi.”
Người đó chính là cha Giovanni Mometti, người đã đến truyền giáo ở vùng Amazzonia từ năm 1956, khi chỉ mới 20 tuổi. Hiện nay, cha Giovanni, hay là cha Joao, như người dân Brazil gọi cha, đã 82 tuổi, vẫn còn truyền giáo tại Igarapè-Açù, bang Parà, vùng Amazzonia, của Brazil, và cha vẫn còn hăng hái tràn đầy nhiệt huyết.
Cuộc đời của cha Giovanni Mometti
Cha Giovanni Mometti sinh ngày 29 tháng 06 năm 1936 tại Bornato và đã trở thành tu sĩ dòng Salêdiêng ở Missaglia. Ngày 27 tháng 12 năm 1956, ở tuổi 20 thầy Giovanni lên đường đi truyền giáo ở một vùng thuộc miền đông bắc của Brazil. Từ năm 1956-1959, thầy Giovanni theo học triết học tại Brazil, rồi trở thành giáo sư của học viện dòng tên ở Belém, Parà, vùng Amazzonia trong 3 năm. Sau đó, thầy Giovanni tiếp tục chương trình thần học ở San Paolo, Brazil, và chịu chức linh mục vào năm 1966. Sau khi chịu chức linh mục, cha Giovanni trở về lại Ý để thăm gia đình và các bề trên đã yêu cầu cha tiếp tục việc học hành nghiên cứu tại đại học Gregoriana ở Roma. Trong 2 năm, từ 1967-1969, cha đào sâu nghiên cứu về nhân chủng học và dân tộc học, địa lý nhân văn, lịch sử các tôn giáo, việc phát triển cho thế giới thứ ba và thần học truyền giáo.
Cha Giovanni sau đó đã trở thành thư ký của tỉnh dòng truyền giáo Manaus ở Amazzonia trong một năm; cha tham gia tổ chức 2 tổng hội đặc biệt cho các nhà truyền giáo dòng Salêdiêng để canh tân hoạt động truyền giáo; cha cũng là giáo sư tại trung tâm nghiên cứu và chuẩn bị các nhân sự truyền giáo cho vùng Amazzonia và điều phối viên của các cuộc họp đổi mới cho các nhà truyền giáo Salêdiêng. Từ năm 1970-1973, cha là Ủy viên Hội đồng Giám mục Quốc gia Brazil về việc hoạt động mục vụ cho vùng Amazzonia và cộng tác viên cho hai Hội đồng của tất cả các Giám mục vùng này. Năm 1973 là một năm vô cùng quan trọng vì cha thành lập Phong trào Gioan 23, một tổ chức bác ái, quảng bá sự phát triển của Amazzonia, có trụ sở tại thành phố Belém do Parà.
Bên cạnh các hoạt động tổ chức, cha Giovanni còn dấn thân cộng tác trong việc phân chia các phần đất cho những nông dân canh tác nhỏ. Cha xây dựng và sửa chữa 3000 căn nhà cho người bệnh phong cùi đã được lành bệnh. Cha xây dựng 50 trung tâm cộng đồng cho các trường học và các khóa đào tạo. Tổ chức 212 khóa đào tạo cấp thời cho các nông dân và các người trẻ, con cái của các bệnh nhân phong cùi và các nông dân cho sinh hoạt nông nghiệp và văn hóa phát triển. Cha được bổ nhiệm làm cha sở của xứ Igarape- Acu.
Động lực truyền giáo: cho những người bé nhỏ nghèo khổ trong xã hội
Cha Giovanni chia sẻ về động lực truyền giáo của mình: “Đó là vào năm 1967, Công đồng chung Vatican II vừa kết thúc, và tôi may mắn hiểu rõ như thế nào là truyền giáo cho những người thấp bé nhất trong xã hội, những người nghèo và đặc biệt là cho Brazil, quốc gia đang nổi lên về đức tin, bởi vì đó là quốc gia Công giáo lớn nhất trên thế giới.”
Sự “điên rồ” của Thiên Chúa: yêu không giới hạn
Được hỏi, cha có cảm thấy mình “điên” không, cha Giovanni trả lời có. Cha cũng cảm thấy mình như một “người điên”, bởi vì một người đi đến một trại cùi khi còn trẻ, khi mà bệnh này chưa có cách chữa trị, tuy nhiên điều này muốn nói là anh ta điên về Chúa. Sự điên rồ của Thiên Chúa là tình yêu vượt quá giới hạn. Giới hạn là yêu con người như họ là, vượt quá giới hạn là yêu một người bệnh phong cùi, một người mắc bệnh này và cũng có thể lâybệnh cho bạn. Đến nỗi người tiền nhiệm của tôi, cha Daniel da Samarate, đã mắc bệnh phong ở tuổi 33, và qua đời vì bệnh này ở tuổi 48. Không phải là các linh mục không mắc bệnh phong, họ cũng bị lây bệnh, như là cha Damiano di Molokai, tông đồ người bệnh phong.”
Bài học đức tin từ các người bệnh phong
Làm thế nào để mang Chúa Kitô đến cho những người phong cùi, những người mà có thể sẽ nguyền rủa Chúa vì bệnh tình của họ? Cha Giovanni chia sẻ kinh nghiệm tích cực của chính mình, cha nói: “Nếu bạn đến gần người bệnh phong và hỏi họ: anh khỏe không? Người đó trả lời: “mọi sự đều tốt, tôi cám ơn Chúa”, bởi vì họ là những con người của đức tin và họ đón nhận bệnh tình không như một sự chúc dữ, nhưng như một thử thách của Chúa để xem họ có tin tưởng mạnh mẽ không. Bởi thế tôi đã tìm thấy rất nhiều bài học đức tin nơi những người bệnh phong, họ đã dạy tôi trở nên một linh mục yêu Chúa và chấp nhận điều Thiên Chúa muốn.”
bài liên quan mới nhất
- Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949)
-
Karl Rahner -
Trong vòng 48 tiếng, hai linh mục người Ý truyền giáo tại Madagascar qua đời vì Covid-19 -
Cuộc đời Đức tổng Phaolô và chuyện tình với Mẹ -
Trái tim vĩ đại trong con người nhỏ bé -
Nhớ 70 năm ngày cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ra đi -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Bài giảng Thánh lễ an táng Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài -
Ngày 23/9: Thánh Piô Piêtrelcina, linh mục -
Tiểu sử Cha Tam - Phanxicô Xaviê Tam Assou: 80 năm ngày mất (1934-2014)
bài liên quan đọc nhiều
- Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
-
Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) -
Lm. Ignatio Hồ Văn Xuân: Nhớ về một Người Cha -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức cha Jean Cassaigne -
Karl Rahner -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Giuse Lâm Quang Trọng -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức Ông Gioan Maria Trần Văn Hiến Minh -
Tiểu sử Cha Tam - Phanxicô Xaviê Tam Assou: 80 năm ngày mất (1934-2014)