Nhớ 70 năm ngày cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ra đi
WGPSG -- “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Giáo xứ Martinô, giáo hạt Tân Sơn Nhì đã tổ chức lễ giỗ cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp vào 16g30 thứ Bảy 12/03/2016. Thánh lễ do Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục Phú Cường chủ tế. Quý cha đồng tế: cha giáo thánh nhạc Gioan Bt. Kim Long, cha Giuse Trần Quốc Thanh - Hội Thừa Sai VN, cha Gioan Bt. Nguyễn Văn Thêm - SDB, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh - chánh xứ Mai Khôi, cha Gioan Bt. Trương Văn Điệp, cha Giuse Phạm Hoàng Lương - chánh xứ Mạc-Tin và cha Giuse Nguyễn Đức Dũng.
Trước Thánh lễ, Đức cha Phêrô, quý cha đồng tế, quý xơ (dòng Nô tì TT Chúa Giêsu, dòng Mân Côi Chí Hòa, dòng MTG Tân Việt, dòng Phúc Âm Sự Sống) và quý cộng đoàn dân Chúa đã thưởng thức màn hợp xướng “Trường ca cha Phanxicô”. Bản nhạc hợp xướng do nhạc sĩ Vũ Đình Ân và nhạc sĩ Hàn Thư Sinh đồng sáng tác.
Nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã bỏ nhiều công sức để có màn hợp xướng hôm nay, hợp xướng Trường ca cha Phanxicô có 3 chương: Ngôi Sao Tắc Sậy, Mùa Gặt Mới và Hồng Ân Thiên Chúa do ca đoàn Thiên Thanh, GX Ba Chuông trình bày (nhạc sĩ Vũ Đình Ân và ca đoàn Thiên Thanh từng được linh mục nhạc sĩ Kim Long hướng dẫn một thời gian dài). Dàn nhạc HX có đầy đủ đàn tranh, sáo trúc, đàn bầu, kèn saxophone, đàn piano, organ… ca sĩ Hoàng Kim và Xuân Trường lĩnh xướng.
Thánh lễ bắt đầu hồi 16g30, Đức cha Phêrô cùng đoàn đồng tế với lễ phục tím long trọng tiến đến bàn thờ để dâng lễ.
Ngỏ lời với cộng đoàn, Đức cha Phêrô nói: “Chúng ta vừa nghe Trường ca về Cha Phanxicô được trình bày hoành tráng và trang trọng để ca ngợi công đức của Ngài nhân lễ giỗ 70 năm. Khi sinh thời, cha đã đi theo con đường của Chúa Giêsu là hy sinh, là chịu đựng gian khổ và chấp nhận mọi khó khăn vì đàn chiên; cao cả nhất là cha đã chết thay cho đàn chiên. Vì thế, Chúa đã cho cha có thể làm những phép lạ giúp những ai cầu khẩn Lòng Chúa Thương xót của Chúa được toại nguyện.
Chúng ta đang bước vào tuần thứ V mùa Chay và chuẩn bị là Tuần Thánh, thời điểm tái hiện lại những hình ảnh Chúa Giêsu chịu bắt bớ, chịu khổ hình, chịu tra tấn và chịu chết treo trên thập giá vì lòng thương xót đối với nhân loại. Dâng Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy noi gương yêu thương hết mình và hy sinh của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp để ngày sau chúng ta cùng được phục sinh hưởng vinh quang với Chúa, với cha Phanxicô ở trên trời”.
Trong phần giảng lễ, cha Giuse Trần Quốc Thanh nói về bối cảnh Chúa làm phép lạ hóa bánh ra cho 5000 người đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ em được ăn no nê, sau đó dân chúng muốn tôn Người lên làm vua, nhưng Chúa đã từ chối (x. Ga 10, 11-18).
Cha nói: Chúa chỉ muốn trình bày cho dân chúng biết chương trình cứu độ của Người và Người là mục tử nhân lành, là chủ chăn thực thụ nên rất thương xót từng con chiên. Chúa muốn khai mở cho mọi người biết, ngoài bữa ăn nuôi sống thân xác thì còn bữa ăn thiêng liêng là bí tích Thánh Thể sau này.
Tiếp đó, cha Giuse nhắc sơ lược tiểu sử của cha Phanxicô, vị mục tử đã noi gương Chúa Giê-su chết thay cho đàn chiên của mình.
Cha nói: Cách đây 70 năm, tại vùng sông nước chua mặn Nam bộ, có một mục tử không chỉ đi vào tâm thức người dân Việt mà còn đi vào tâm thức của nhiều người ở châu Âu, châu Mỹ và những vùng xa xôi khác. Lòng mến mộ cha không chỉ đi vào lòng người Công giáo mà còn in sâu vào ký ức những lương dân. Hai mươi bốn năm linh mục thời nhiễu nhương, đến năm 1945-1946 khi thấy tình hình chiến sự ngày càng gay gắt, cha bề trên đã gọi Ngài về để tránh đi những phiền phức và nguy hiểm nhưng Ngài trả lời: “Tôi sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả!”. Ngày 12/03/1946, sau khi bị bắt cùng với 70 giáo dân, cha trình bày với nhà chức trách: “Hãy để tôi hy sinh cho 70 người này”. Lời thỉnh cầu của cha đã được chấp thuận, 70 giáo dân được thả ra còn cha bị đem đi theo chân Chúa Kitô.
Khi vớt thi thể Ngài lên - với 3 vết chém trên người và đầu lìa khỏi cổ - người ta thấy nét mặt cha bình thản, môi như vẫn cười, hai tay vẫn chắp trước ngực.
Cha Giuse kết thúc bài giảng: “Qua lễ giỗ này, chúng ta hãy bắt chước Ngài sẵn sàng hy sinh vì Chúa và luôn chia sẻ với anh chị em mình khi họ gặp những khó khăn và bế tắc trong cuộc sống. Ước mong qua những lời cầu xin, lời đề nghị của Giáo hội Việt Nam được Tòa Thánh chuẩn nhận để tôn Ngài lên hàng chân phước”.
bài liên quan mới nhất
- Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949)
-
Karl Rahner -
Trong vòng 48 tiếng, hai linh mục người Ý truyền giáo tại Madagascar qua đời vì Covid-19 -
Cha Giovanni Mometti, người có vẻ “điên” vì tình yêu dành cho người phong cùi -
Cuộc đời Đức tổng Phaolô và chuyện tình với Mẹ -
Trái tim vĩ đại trong con người nhỏ bé -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Bài giảng Thánh lễ an táng Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài -
Ngày 23/9: Thánh Piô Piêtrelcina, linh mục -
Tiểu sử Cha Tam - Phanxicô Xaviê Tam Assou: 80 năm ngày mất (1934-2014)
bài liên quan đọc nhiều
- Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
-
Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) -
Lm. Ignatio Hồ Văn Xuân: Nhớ về một Người Cha -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức cha Jean Cassaigne -
Karl Rahner -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Giuse Lâm Quang Trọng -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức Ông Gioan Maria Trần Văn Hiến Minh -
Tiểu sử Cha Tam - Phanxicô Xaviê Tam Assou: 80 năm ngày mất (1934-2014)