Nhật Bản: Cầu nguyện cho nạn nhân trận động đất ngày 11-3 nhân mùa Vu lan
Thời sự Tôn giáo - Hôm 14.8.2011, nhiều người đã trở lại quê nhà bị tàn phá Otsuchicho, khoảng 500 km về phía đông bắc Tokyo, để tham dự lễ "Obon" (lễ Vu lan của người Nhật). Một chuỗi các nghi lễ Phật giáo diễn ra hàng năm vào giữa tháng 8 để tưởng nhớ những linh hồn của những người đã chết.
Nhiều người sống sót sau trận động đất 9 độ richter và sóng thần xảy ra ở phía đông bắc Nhật Bản vào ngày 11-3-2011 đang cố gắng để có một bước tiến trong cuộc sống với lễ Obon, dịp đề tụ họp các thành viên trong gia đình, chào đón sự trở về nhà của linh hồn tổ tiên và cầu nguyện.
Thảm họa hôm 11-3-2011 đã làm hơn 20.400 người chết hoặc mất tích ở Nhật Bản và gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới trong 25 năm qua tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Thời gian và những vết thương lòng
Kikuchi và anh trai đang ở tại Dainenji, một ngôi chùa còn tồn tại sau thảm họa sóng thần và lửa cháy gần tới sát cổng. Ngôi chùa là nơi tạm thời lưu giữ xương và tro cốt của hơn 100 người bị cuốn trôi bởi trận sóng thần và hỏa hoạn. Một ngôi chùa lớn gần đó bị lửa đốt cháy và sóng thần đã đánh vỡ các tấm bia nặng văng ra xung quanh cuốn theo nhiều Phật tử của ngôi chùa đó đến Dainenji.
Gần 80 hộp chứa hài cốt không xác định được danh tính và người thân được xếp thành hàng trong hành lang của ngôi chùa, trong khi đó có hơn hàng chục hộp khác đã được xác định đang an nghỉ trong những căn phòng nhỏ phía sau ngôi chùa đang được người thân dâng lời cầu nguyện trước bức chân dung đang mỉm cười.
Thị trấn có khoảng 15.000 người trước trận động đất, nhưng Otsuchicho đã bị mất gần 800 cư dân trong trận thiên tai, bao gồm thị trưởng và hơn 650 người vẫn mất tích.
Việc xây dựng lại thị trấn không phải chuyện dễ dàng. Năm tháng nay, nhiều người dân vẫn đang tìm kiếm việc làm và thị trấn đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử thị trưởng vào cuối tháng này để lập kế hoạch tái thiết trong tương lai.
Kobayashi và vợ Masako, bị mất mẹ và ngôi nhà, đã chuyển đến nơi ở tạm thời hồi tháng trước với hai con trai. Ông đang lúng túng không biết cách để chuẩn bị một bàn thờ Obon - công việc vặt hàng năm mà mẹ mình thực hiện - nhưng ông cho biết sẽ quyết tâm thực hiện các nghi lễ giống như trước đây.
Trước bàn thờ ba thế hệ, hoa huệ, trá cây, bánh ngọt, nến và hương được bày trí trước di ảnh của mẹ mình. Ông nói: "Tôi ước gì tôi có thể thực hiện những nghi lễ như vầy. Nhưng tôi nghĩ rằng ở trên trời mẹ tôi chắc sẽ vui lắm”.
(Theo Reuters)
bài liên quan mới nhất
- Đức Gioan Phaolô II với công trình Đối thoại Liên tôn
-
Đức Giáo hoàng Phanxicô có nói rằng mọi tôn giáo đều bình đẳng không? Giáo hội Công giáo dạy như thế nào? -
Lời chào mừng của Đức Thánh Cha trong buổi tiếp phái đoàn Phật giáo Thái Lan -
Gặp gỡ đại kết: Lời Chúa nối kết các Kitô hữu -
Gặp gỡ Đại kết - Suy tôn Lời Chúa ngày 22-01-2024 -
“Phát triển Cùng nhau”, một sự kiện đại kết với các giám mục Anh giáo và Công giáo -
Quan hệ Công giáo - Chính thống giáo, 60 năm sau cuộc gặp gỡ giữa Thánh Phaolô VI và Thượng phụ Athenagoras -
ĐTC Phanxicô: Đối thoại huynh đệ và chia sẻ giữa Công giáo và và Chính Thống là chứng tá bác ái và hiệp nhất -
Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM chúc mừng lễ Giáng sinh 2023 tại Tòa Tổng Giám Mục TGP Sài Gòn -
ĐTC Phanxicô mừng lễ Thánh Anrê, bổn mạng Giáo hội Chính Thống Constantinople
bài liên quan đọc nhiều
- Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo cà-sa
-
ĐTC Phanxicô: Đối thoại huynh đệ và chia sẻ giữa Công giáo và và Chính Thống là chứng tá bác ái và hiệp nhất -
Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất 2022 -
Vài nét về chữ Hiếu trong đạo Cao Đài qua quyển Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo -
Đức Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng chúc mừng Đại lễ Phật Đản 2019 -
Thánh lễ mừng Ngân khánh Linh mục của cha Phanxicô Xaviê Bảo Lộc -
Cảm niệm Phật đản -
Ký sự Hội ngộ Liên Tôn lần thứ 10 ngày 27.10.2020 -
Hội Ngộ Liên Tôn lần thứ XII ngày 27-10-2022 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Chúc mừng Vesak 2021, PL.2565