Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn: Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2021
TGPSG -- “Sự Phục Sinh là hồng ân cao cả nhất của Lòng Chúa Thương Xót”, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng (ĐTGM) đã khẳng định điều này trong Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót do ngài chủ sự vào lúc 17g30 Chúa nhật 11.4.2021 tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Đồng tế với ĐTGM Giuse có linh mục Tổng đại diện cùng 3 linh mục khác. Tham dự Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót có rất đông tu sĩ và giáo dân.
Trong bài giảng lễ, ĐTGM Giuse đã chia sẻ cùng cộng đoàn về ơn Phục Sinh - đó là ơn cao cả nhất, là tuyệt đỉnh của Lòng Chúa Thương Xót.
ĐTGM quảng diễn: “Trong cuộc khổ nạn của mình, khi đối diện với cái chết, Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha: ‘Lạy Cha, nếu có thể được, xin Cha cho Con khỏi uống chén đắng này.’ Chúa Giêsu là con người giống như chúng ta. Ngài cũng sợ chết và Ngài xin Chúa Cha giải thoát Ngài khỏi cái chết.”
ĐTGM đặt câu hỏi: “Lời cầu xin của Chúa Giêsu có được Chúa Cha nhậm lời không? Chúa Cha có thương xót Chúa Giêsu không?”
ĐTGM quảng diễn: "Tác giả thư Do Thái nói, khi còn đang sống trong cuộc sống phàm nhân, Chúa Giêsu đã lớn tiếng, than van khóc lóc mà xin Chúa Cha giải thoát mình khỏi chết, và vì lòng thành tín, Chúa Giêsu đã được nhậm lời."
ĐTGM diễn giải thêm: "Chúa Cha đã nhậm lời cầu của Chúa Giêsu, không phải bằng cách cho Chúa Giêsu khỏi phải chết, không phải miễn cho Chúa Giêsu khỏi phải chịu đau khổ, nhưng để cho Ngài được sống lại... Vì thương xót chúng ta, nên Chúa Giêsu mới phải chết, chết rồi để sau đó được phục sinh. Chúa Giêsu được nhậm lời là ở chỗ đó."
ĐTGM giải thích: “Chúng ta thường hay hình dung và mong chờ Lòng Thương Xót Chúa thể hiện nơi những Ơn vừa ý chúng ta, những Ơn liên hệ tới cuộc sống thể xác của chúng ta. Nhưng thật sự, Thiên Chúa luôn chờ đợi để ban cho chúng ta những hồng ân trọng đại hơn nhiều. Lòng Thương Xót của Chúa không phải chỉ nhìn thấy chúng ta đau khổ trong thể xác mà còn thấy chúng ta đang đau khổ trong linh hồn khi sa đà tội lỗi để rồi phải trầm luân muôn đời. Chúa muốn cứu chúng ta khỏi điều đó. Chúa muốn ban cho chúng ta những hồng ân trọng đại hơn những gì chúng ta có thể nghĩ tới.”
Để kết thúc bài giảng, ĐTGM mời gọi cộng đoàn hãy tín thác vào Chúa: “Trong lúc đau khổ, chúng ta hãy cầu nguyện, tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa. Thiên Chúa - là Cha giàu lòng thương xót - ban cho chúng ta những điều tốt nhất, những điều cao cả nhất, vượt trên tất cả những gì chúng ta mơ ước. Sự Phục Sinh đó là hồng ân cao cả nhất của Lòng Thương Xót Chúa ban cho chúng ta. Chúa cho chúng ta được ơn phục sinh, Chúa ban cho chúng ta sự bình an, Chúa ban cho chúng ta tình yêu của Chúa, như thế là đủ cho chúng ta rồi.”
Trước khi cộng đoàn nhận phép lành cuối lễ, ĐTGM đã có lời huấn dụ về các điều cần làm để tránh sai lệch trong việc thực hành Lòng Chúa Thương Xót.
ĐTGM giải thích: "Thánh Faustina mời gọi chúng ta: Tôn kính Ảnh, Tượng Lòng Chúa Thương Xót; Làm Tuần Chín ngày (từ Thứ Sáu Tuần Thánh cho đến Chúa nhật Lòng Thương Xót) để chúng ta suy niệm, tạ ơn về Lòng Chúa Thương Xót; Lần hạt Lòng Thương Xót bất kỳ thời điểm nào trong ngày; Riêng 3 giờ chiều, nếu bận rộn thì chúng ta có thể dành ít giây để nhớ giờ Chúa chịu chết trên cây thánh giá - ở đâu cũng được không nhất thiết phải vào nhà thờ - để cầu nguyện cho những người hấp hối, những người tội lỗi.”
ĐTGM mời gọi cộng đoàn Dân Chúa, hãy sống đức tin một cách trưởng thành. Lòng Thương Xót của Chúa được biểu lộ cách đặc biệt đối với những người tội lỗi và hấp hối: “Chúng ta cầu nguyện cho chúng ta được Ơn ăn năn hối cải”.
ĐTGM chia sẻ thêm: “Thánh Faustina không nói thực hành Lòng Chúa Thương Xót để cầu nguyện cho những người ốm đau bệnh tật, mà hãy tập trung vào việc hoán cải, cầu nguyện cho những người tội lỗi”. ĐTGM nói: “Không biết là từ lúc nào, việc sùng kính Lòng Thương Xót của Chúa là để xin ơn chữa bệnh: đó là đi lệch! Sùng kính Lòng Thương Xót của Chúa chính yếu là nhớ tới Chúa chịu chết trên cây thánh giá, để ăn năn hối cải cho mình và cho những người khác.”
Sau những lời nhắn nhủ này của ĐTGM, Thánh lễ đã kết thúc với phép lành cuối lễ vào lúc 19g15 cùng ngày.
bài liên quan mới nhất
- Thánh lễ Tạ ơn và trao Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Giáo Lý Viên Cấp 1 & 2 tại Cơ sở Đào tạo Giáo Lý Viên Giuse Thợ (15-12-2024)
-
Lãnh đạo TP.HCM chúc mừng Lễ Giáng Sinh 2024 và Năm Mới 2025 -
Tĩnh huấn Mùa Vọng 2024 của giáo hạt Tân Sơn Nhì -
Giờ lễ Giáng sinh 2024 cho các cộng đoàn nước ngoài (Christmas Schedule 2024) -
Thánh lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn -
Một chút tâm tình Mùa Vọng -
Tuần tĩnh tâm thường niên 2024 của linh mục đoàn Sài Gòn -
Chương trình “Ngày Quốc Tế Người nghèo” tại giáo hạt Thủ Thiêm -
Đại hội Giới Trẻ Tổng Giáo Phận Sài Gòn 2024 -
Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu giáo hạt Tân Định mừng lễ Chúa Kitô Vua
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Dùng Podcast để nghe radio trực tuyến của TGP Sài Gòn trên thiết bị thông minh -
Linh mục đoàn Sài Gòn: Tĩnh tâm tháng 5/2023 -
Buổi cầu nguyện cho Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Phái đoàn Phát Diệm vào chào Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Thánh lễ Tạ ơn & cầu nguyện cho Đức tân Giám mục Phêrô Kiều Công Tùng ngày 20-5-2023