Giao Thừa: lang thang với kẻ không nhà
WGPSG -- Không khí tết ở Sài Gòn năm nay cũng như mọi năm đã bắt đầu từ lúc “đưa ông Táo về Trời” ngày 23 tháng chạp âm lịch. Nhiều gia đình thường bắt đầu đi tảo mộ ông bà tổ tiên, dòng họ. Kế đó là tổ chức tiệc tất niên, hoặc biếu quà tết nơi công sở, tại nhà riêng. Rồi thì vợ chồng, con cái tập hợp sơn phết, quét dọn nhà cửa. Sau đó là tới thời gian du xuân, đi chợ tết, chợ hoa. Mọi người ra đường mua sắm, bánh mứt và những thứ cần thiết về trang trí nhà cửa thật hoành tráng. Rồi trong tiếng trống rộn ràng của các đoàn múa lân dạo khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Thành, mọi người chuẩn bị đón ba ngày tết mà đỉnh điểm là Đêm Giao Thừa.
Đêm Giao Thừa có một giá trị tinh thần rất lớn. Trong đêm linh thiêng này, mọi người quay về gia đình, đón ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Đó là tập tục từ nhiều đời cha ông truyền lại.
Đêm Giao Thừa, con người được trở về với chính mình. Những bon chen của đời thường tạm biến đi, nhường chỗ cho con người chân thật đầy tình cảm, đầy yêu thương và lòng quảng đại.
Vì Giao Thừa là giao cái cũ cho năm cũ để thừa hưởng cái mới, cái tốt lành và hạnh phúc trong năm mới, một luồng sinh khí mới tràn ngập, đón phút chuyển vần của vũ trụ từ năm cũ sang năm mới. Và lúc đó, con người ai cũng tốt hơn và mong mỏi cho người khác tốt hơn, đẹp hơn. Do đó, mọi người thường chúc nhau An Khang Thịnh Vượng, Phúc Lộc Thọ, Ấm No Hạnh phúc, Vạn Sự Như Ý v.v….Những lời chúc đó không biết có thành hiện thực hay không nhưng chắc chắn rằng xuất phát từ cái tâm “nhân chi sơ tính bản thiện”, nên nó chân thật và có giá trị tâm linh rất cao, nhằm nhắc lại và khơi dậy cái Tâm,cái Tình luôn tìm ẩn trong bản năng của mỗi người vào khoảnh khắc hiếm hoi của trời đất.
Và Đêm Giao Thừa, đối với các bậc vua chúa và bậc giàu sang phú quý, là giây phút chung vui niềm vui của mọi người. Với các đấng bậc chân tu, đó là những trải nghiệm thú vị trên hành trình đi tìm chân lý. Với giới nghệ sĩ thì đêm giao thừa có thể là giây phút lóe sáng của sự sáng tạo. Còn với giới trẻ thì đây là đêm của yêu thương.
Phút Giao Thừa là phút giao duyên Đất Trời. Đây là thời khắc con người tiếp nhận năng lượng của trời đất qua không khí êm dịu của đêm tĩnh lặng nhất trong một năm. Mỗi người chúng ta được tắm mình trong không gian linh thiêng đó để trở về với bản ngả, quay về cõi linh thiêng mà ta quen gọi là cội nguồn của Tình Yêu.
Điều đặc biệt nhất của năm Canh Dần 2010 là Giao Thừa xong thì bước sang ngày Tình Yêu {14/2} cũng là ngày mồng 1 Tết. Cũng vì Yêu chúng ta, Đấng vốn giàu sang phú quý đã tự nguyện trở nên nghèo khó, xuống thế làm người để hiệp thông với chúng ta trong mọi sự đau khổ và chia sẻ với chúng ta những hậu quả của tội lỗi. Hơn 2000 năm rồi, cả thế giới điều biết và kính phục Ngài qua hành động: Sinh ngoài Đồng, Sống ngoài Đường và Chết trên Đồi để cứu chuộc chúng ta.
Nhiều năm trôi qua, chúng ta mải miết vật lộn với cuộc sống sinh tồn nghiệt ngã, nay đến Giao Thừa, người sống trở về gia đình ăn tết, người chết cũng trở về ăn tết với con cháu. Thế mà, không ít người quanh ta còn đang sống mà không có chỗ về: những người phạm tội bị đuổi ra khỏi nhà, trẻ bụi đời xì ke ma túy, vợ chồng chia tay, hoặc tai nạn bất ngờ và nhất là những người xa quê, v.v…Những mảnh đời ấy cho ta cảm giác như chính vị thầy chí Thánh Giêsu của chúng ta cũng đang lang thang không nhà vào đêm giao thừa vậy.
Lạy Chúa, trong thời khắc lắng đọng linh thiêng của đêm Giao Thừa, nhóm họa sĩ Đa Minh chúng con [được gọi là nhóm "dở hơi"] được bề trên giao trách nhiệm lì xì cho Chúa Giêsu trong đêm giao thừa. Mà cuộc đời hoạ sĩ chúng con cũng nhiều ba chìm bảy nổi. “Vui xuân không quên những người hẩm hiu bất hạnh”, xin cho chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa trong mọi người, nhất là những người nghèo khổ lang thang không nhà không cửa. Chúng con tập biết chia sẻ với mọi người, để nhận ra mình là anh em của nhau, có tình liên đới và tránh nhiệm về nhau, để thấy được phận người mong manh trong một kiếp phù sinh. Thế là tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con một đêm Giao Thừa Yêu Thương.
Xuân Canh Dần
Lê Hiếu
bài liên quan mới nhất
- Cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam
-
Quà Tết cho người vô gia cư -
Noel ấm áp tình người -
Đồng hương Thái Bình miền Nam: Họp mặt Tân niên -
Đồng hương Đàn Giản: mừng Xuân đoàn viên -
Nhớ lắm bếp củi ngày xưa! -
Thông điệp của mùa xuân -
Giờ kinh Giao Thừa -
Trăng Rằm miền biên giới -
Vầng Trăng Yêu Thương
bài liên quan đọc nhiều
- Thông điệp của mùa xuân
-
Giờ kinh Giao Thừa -
Cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam -
Lời kinh đêm Giao thừa -
Năm Thìn, tản mạn chuyện Rồng -
Tất niên và tân niên -
Mồng 3 Tết: Thánh hoá công ăn việc làm -
Nhớ lắm bếp củi ngày xưa! -
Đạo Hiếu theo quan niệm Công giáo -
Tại sao người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út?