Trăng Rằm miền biên giới
WGPSG -- “Thực thi bác ái, sống yêu thương là loan truyền lòng Chúa thương xót”.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Đaminh Nguyễn Thế Trường - chánh xứ giáo xứ Suối Dây, giáo hạt Tây Ninh, giáo phận Phú Cường - với các thành viên nhóm “Bốn Phương” và sinh viên tình nguyện ở quận Gò Vấp, đến chia sẻ với bà con và vui Trung thu với các em thiếu nhi tại giáo xứ của ngài.
Từ giáo hạt Xóm Mới, lúc 11g00 Chúa nhật, 18.9.2016 (ngày 18 tháng 8 năm Bính Thân), đoàn gồm 18 thành viên đã vượt qua đoạn đường dài hơn 130km, trong đó có hơn 2km đường sình lầy, để đến được giáo xứ Suối Dây lúc 15g00 cùng ngày với sự đón tiếp của cha chánh xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ, đông đảo quý bà con và trên 300 thiếu nhi đã tụ tập tại sân nhà xứ.
Thay mặt bà con và các em thiếu nhi, cha chánh xứ Đaminh cảm ơn đoàn, là những người có trái tim rộng lớn đã đến để mang tình yêu và sẻ chia những khó khăn với bà con, và giúp các em có điều kiện vui đón Tết Trung Thu, dẫu rằng nay đã là “Trăng Mười Tám”.
Sau khi đã phát bong bóng, bánh, kẹo và vui hội Trăng Rằm với các em thiếu nhi, đoàn đã trao 100 phần quà cho bà con khó khăn gồm gạo, mì gói, nước tương, nước mắm, dầu ăn, mỗi phần trị giá 300.000đ cho các hộ khó khăn trong và các vùng lân cận giáo xứ. Ngoài ra, đoàn cũng gửi cha xứ 20 bao quần và tiền mặt.
Ông Simon Nguyễn Ngọc Thơ - Chủ tịch HĐMV giáo xứ - cho biết: “Sau năm 1975, đây là vùng kinh tế mới của bà con quận Thủ Đức và Bình Thạnh. Hiện nay giáo xứ có trên 1000 giáo dân thuộc Liên xã: Suối Dây, Suối Ngô, Tân Hòa và Tân Thành. Bên cạnh đó, giáo xứ đang chăm lo đời sống cho bà con Việt kiều Campuchia hồi hương ở Tân Thành, cũng như bà con dân tộc Chăm ở ấp Chăm, cách giáo xứ gần 20km.
Chị Thị A Xi Giá, dân tộc Chăm bộc bạch: “Em sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Dân tộc Chăm hiện có trên 400 hộ với gần 1800 người sống bằng nghề làm mướn nên đời sống khá khó khăn. Tuy nhiên, dù bà con người Chăm theo đạo Hồi nhưng luôn được cha cố và nhà thờ thường xuyên giúp đỡ”.
Đi theo đoàn có bạn trẻ K’Nghĩa, em tâm sự: “Gia đình em là người dân tộc Châu Mạ hiện sống ở Bảo Lộc. Em được cha mẹ cho ăn học và tốt nghiệp ngành Công nghệ Ô tô, hiện em đang làm việc tại Công ty Ô tô Việt Mỹ có thu nhập ổn định. Vì thế, em luôn tham gia vào các công tác từ thiện của nhóm “Bốn Phương” để giúp đỡ người nghèo, đặc biệt người dân tộc”.
Riêng chị Anna Trần Thị Thu Hà thuộc giáo xứ Bình Triệu cho biết: “Họ hàng nội ngoại của chị vẫn còn người sống ở campuchia, và trong số bà con hồi hương từ Camphuchia về đây, chắc cũng có người quen biết gia đình chị”.
Sau khi tham dự Thánh lễ Chúa nhật 25 Thường niên năm C với cộng đoàn giáo xứ, đoàn đã tạm biệt cha xứ và bà con ra về lúc 18g00.
Trên đường về, chị Anna Cao Thị Oanh cho biết: “Nhóm ‘Bốn Phương’ hiện có gần 20 anh chị em và nhiều cộng tác viên khác từ các quận huyện tại TPHCM quy tụ lại để thực thi các công việc bác ái, xã hội vào Mùa Chay, tết Trung Thu, Mùa Giáng sinh, tết Dương lịch... Riêng chuyến đi này, nhóm được sự giúp đỡ của nhiều người, như ông Mai thuộc giáo xứ Bắc Dũng; chị Vân, chị Hà thuộc giáo xứ Bình Triệu; và sự cộng tác của em sinh viên đang lưu trú tại nhà của chị. Xin Chúa chúc lành cho mọi người, và đặc biệt những người đã âm thầm giúp đỡ chúng tôi trong việc thực thi bác ái này”.
bài liên quan mới nhất
- Cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam
-
Quà Tết cho người vô gia cư -
Noel ấm áp tình người -
Đồng hương Thái Bình miền Nam: Họp mặt Tân niên -
Đồng hương Đàn Giản: mừng Xuân đoàn viên -
Nhớ lắm bếp củi ngày xưa! -
Thông điệp của mùa xuân -
Giờ kinh Giao Thừa -
Vầng Trăng Yêu Thương -
Ngày Xuân nói chuyện ẩm thực
bài liên quan đọc nhiều
- Thông điệp của mùa xuân
-
Giờ kinh Giao Thừa -
Cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam -
Lời kinh đêm Giao thừa -
Năm Thìn, tản mạn chuyện Rồng -
Tất niên và tân niên -
Mồng 3 Tết: Thánh hoá công ăn việc làm -
Nhớ lắm bếp củi ngày xưa! -
Đạo Hiếu theo quan niệm Công giáo -
Tại sao người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út?