Giáo Hội tại Thái Bình Dương quan tâm đến hàng triệu người “tị nạn môi trường” mới vì biến đổi khí hậu

WHĐ / Agenzia Fides (20.12.2009) – Các chuyên gia quốc tế tại Hội nghị Copenhagen COP15 dự đoán: đến năm 2050 sẽ có hơn 200 triệu người tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương trở thành người tị nạn vì biến đổi khí hậu. Đó cũng là mối quan tâm của các Giáo Hội tại châu Đại dương.
Vì thế, một Hội thảo của các Giáo Hội tại châu Đại dương đã quyết định đưa ra các sáng kiến nhằm gia tăng ý thức, sự phòng ngừa và trợ giúp cho những người, đặc biệt đang sống tại các đảo của Thái Bình Dương, có thể trở thành nạn nhân của các hiện tượng do khí hậu biến đổi, như là hạn hán, bão, và mực nước biển dâng cao.
Hội thảo bàn đến việc phát sinh một loại người mới, được gọi là “tị nạn môi trường”, sẽ xuất hiện trên sân khấu thế giới trong những năm sắp tới, và Hội thảo cho biết đã sẵn sàng khởi xướng các hoạt động để bảo đảm “tôn trọng các quyền căn bản của những người bị buộc phải di cư vì biến đổi khí hậu.”
Hội thảo ghi nhận rằng, vùng châu Á Thái Bình Dương đặc biệt dễ bị tổn thương vì tác động của sự biến đổi khí hậu, thường còn bị nạn nghèo đói làm cho trầm trọng thêm: “Mối liên hệ giữa nghèo đói, sức khoẻ và sinh thái học càng trở nên chặt chẽ hơn, vì hành tinh đang phải vật lộn giữa cuộc khủng hoảng sinh thái trầm trọng và khủng hoảng kinh tế.” Hơn một phần ba người nghèo trên thế giới sống tại châu Á và châu Đại dương. Và tình trạng nghèo đói cùng cực làm giảm khả năng chống lại sự biến đổi khí hậu. Vì thế, điều chúng ta cần là một cam kết rõ ràng của các chính phủ và cộng đồng quốc tế, không được bỏ qua những vấn đề đang là trọng tâm của cuộc sống và của sự phát triển dân số châu Á và Thái Bình Dương.
bài liên quan mới nhất

- Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội
-
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y