Đức Thánh Cha: Đón tiếp những người dễ bị tổn thương như Chúa đã làm
Hội nghị “Ngai toà chào đón” đang diễn ra trong những ngày này, tại thị trấn Sacrofano, cách Roma khoảng 30km về phía bắc. Khóa đào tạo tập hợp các giáo viên và học giả từ các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau để cung cấp kiến thức về cách đón tiếp những người khốn khó.
Trong bài nói chuyện, sau khi cám ơn và khen ngợi các nữ tu của Hiệp hội “Fraterna Domus” đã có sáng kiến tổ chức sự kiện này, Đức Thánh Cha nhận xét về chương trình đang diễn ra trong những ngày này của các tham dự viên là rất phong phú và thú vị, với việc đặt trọng tâm vào tính dễ bị tổn thương. Vì thế ngài đưa ra một số ý tưởng giúp mọi người suy tư và tiếp tục bước đi.
Đầu tiên để có thể chào đón những anh chị em dễ bị tổn thương, mỗi người phải cảm nhận rằng chính mình cũng là người dễ bị tổn thương và đã được Chúa Kitô đón nhận. Trong điều này, Chúa luôn đi trước chúng ta: Người đã trở nên dễ bị tổn thương trong cuộc Khổ nạn; đón nhận sự yếu đuối của chúng ta, để nhờ Người chúng ta cũng có thể làm được như vậy.
Điểm thứ hai, Chúa Giêsu đã dành phần lớn sứ vụ công khai để gặp gỡ người nghèo và người bệnh. Các môn đệ đã chứng kiến cách Người đón tiếp, gần gũi, thể hiện lòng trắc ẩn, sự dịu dàng với dân chúng. Và sau Phục Sinh, Thánh Thần đã khắc sâu vào các môn đệ lối sống này. Như thế, Thánh Thần luôn huấn luyện mọi người nên thánh qua việc yêu thương những người dễ bị tổn thương như Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nói đến điểm cuối cùng mà ngài muốn để lại cho các tham dự viên: “Trong Tin Mừng, những người nghèo, người dễ bị tổn thương, không phải là đối tượng, nhưng cùng với Chúa Giêsu, họ là những nhân vật chính loan báo Nước Thiên Chúa (Mc 10, 46- 52)”.
Ngài mời gọi mọi người thường xuyên đọc lại đoạn Tin Mừng Thánh Marcô về câu chuyện anh mù Batimê ở thành Giêrikhô. Sau khi được Chúa chữa, anh đã đi theo Chúa. Theo Đức Thánh Cha chỉ có Chúa Giêsu nhận ra anh giữa đám đông và sự ồn ào, lắng nghe tiếng kêu đầy đức tin của anh. Và anh, nhờ đức tin vào Chúa, được sáng mắt, lên đường đi theo Chúa Giêsu và trở thành nhân chứng của Người.
Đức Thánh Cha kết luận: “Những người dễ bị tổn thương, được gặp gỡ và chào đón với ân sủng của Chúa Kitô và với phong cách của Người, có thể là sự hiện diện của Tin Mừng trong cộng đoàn tín hữu và xã hội”.
bài liên quan mới nhất
- Thư của Đức Thánh cha Phanxicô nhân kỷ niệm 100 năm Tông thư Maximum Illud về hoạt động truyền giáo trên thế giới
-
Lời giới thiệu sách: Ý nghĩa và lịch sử của hành hương -
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại -
Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin Mừng -
Từ Sấm truyền đến Thánh kinh – Ngót 400 năm Tin mừng được loan báo trên đất Việt -
Ad Extra, làm thế nào biết tin tức và suy tư về sứ mạng ở Châu Á một cách sâu xa hơn -
Kết nối với Gen Z: 4 chiến lược cho Giáo hội Công giáo -
Để đức tin thấm vào văn hóa -
Ủy ban Giáo dân - Biên bản chương trình thường huấn “Các đoàn thể tông đồ trong Giáo hội hiệp hành”
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Giáo dân truyền giáo -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Cha Alexandre de Rhodes: Một gương mặt truyền giáo