ĐTC Phanxicô: Thánh Phaolô VI là vị Giáo hoàng “tử đạo”
Sách được Nhà xuất bản Vatican cho ra mắt vào ngày 18/01/2024 được thực hiện bởi Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh.
Đức Thánh Cha nói sở dĩ ngài gọi Thánh Phaolô VI là vị “tử đạo” vì vào ngày 15/12/1969, dịp Giáo triều Roma mừng Giáng sinh, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến Công đồng Vatican II và nói rằng Công đồng đã “tạo ra sự chú ý, và dưới một số khía cạnh, là sự căng thẳng tinh thần”, trong đó có cuộc khủng hoảng của nhiều linh mục. Trong bối cảnh này Thánh Giáo hoàng nói: “Đây là mão gai của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nhận xét Thánh Phaolô VI là nhà chiêm niệm, nhà giảng thuyết và chứng nhân của Chúa Biến Hình. Thánh nhân muốn bước vào bối cảnh Tin Mừng đó như một trong ba tông đồ được Chúa Giêsu chọn, hơn thế nữa, chính ước muốn sâu thẳm “cum ipso in monte-với Người trên núi” đã làm cho cuộc đời Thánh Giáo hoàng được biến đổi. Còn đối với Giáo hội, Thánh Giáo hoàng luôn khích lệ các tín hữu hãy yêu mến Giáo hội. Ngài xem Giáo hội là tấm gương để qua đó mọi người thấy được Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha thú nhận hình ảnh Thánh Phaolô VI luôn lôi cuốn ngài, vì thế Tông huấn Evangelii gaudium đầu tiên của ngài ở một khía cạnh nào đó hơi giống Tông huấn Evangelii nuntiandi, một văn kiện ngài rất yêu thích. Bên cạnh đó, tựa đề cuốn sách “Phaolô VI, Tiến sĩ mầu nhiệm Chúa Kitô”, là một câu của thần học gia dòng Đa Minh đã viết trong một cuốn sách về Công đồng Vatican II, vì thế Đức Thánh Cha muốn liên kết điều này với sự kiện Năm Thánh 2025 bằng cách mời gọi toàn thể Giáo hội đọc lại các văn kiện của Công đồng.
Đức Thánh Cha viết: “Thần học gia Marie-Joseph Le Guillou mô tả Vatican II như một hành động chiêm ngưỡng Dung nhan Chúa Kitô. Cũng trong ánh sáng này, huấn quyền Vatican II phải được đọc lại, nghiên cứu, đào sâu và thực hiện”. Đức Thánh Cha cho biết ngài cũng đã nói với thần học gia này: “Các nhà sử học nói rằng cần 100 năm cho việc áp dụng một Công đồng. Chúng ta đã đi được nửa đoạn đường rồi. Vì vậy nếu cha muốn giúp tôi, hãy làm việc để làm sao Công đồng có thể được áp dụng trong Giáo hội”.
Kết thúc phần giới thiệu, Đức Thánh Cha nhắc lại trong Evangelii gaudium ngài đã viết “mỗi nhà giảng thuyết là một người chiêm niệm Lời Chúa và Dân Chúa”. Theo ngài đây cũng là Giáo hội Thượng hội đồng. Chiêm niệm Lời Chúa và dân thánh trung thành của Chúa. Vì thế ngài mong những suy tư được viết trong cuốn sách này sẽ khích lệ mọi người về điều đó.
bài liên quan mới nhất
- Têrêsa: Con đường tình nhỏ bé
-
Luận về Phép Lạ của Thánh Phanxicô Assisi theo Tommaso Da Celano -
Sự thật về việc được in Năm Dấu Thánh của Thánh Phanxicô -
3 bài học từ cuộc đời của Thánh Monica dành cho các Kitô hữu hiện đại -
Tinh thần truyền giáo của Đức cha François Pallu và Lambert de la Motte -
Cách thánh Phanxicô Salêsiô và thánh Gioanna Phanxica Chantal thay đổi thế giới -
Đền thờ Đức Bà Cả - Bêlem của Roma -
Mộ Thánh Phaolô, những nguồn cội Kitô giáo Roma -
Từ mộ Thánh Phêrô đến Đền thờ Thánh Phêrô -
“Phêrô ở đây”: Làm thế nào xác định được hài cốt của Thánh Phêrô Tông đồ?
bài liên quan đọc nhiều
- Sự khác biệt giữa Thiên thần và Tổng lãnh thiên thần
-
Thánh Phaolô: Hành trình từ Damas đến Roma -
Những câu nói của các Thánh về lòng Chúa thương xót -
Thánh Valentine thực sự là ai? -
Điều gì đã xảy ra với Mười Hai Vị Tông Đồ ? -
Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ -
5 vị thánh đã từng tan vỡ cõi lòng sẽ phù giúp bạn trong ngày Valentine -
"Cười đến phút chót với Chiara": những giây phút cuối đời của Chiara Corbella -
Phiên khai mạc cuộc điều tra Phong Chân Phước và Phong Thánh cho Đức cha Pierre Lambert de la Motte tại Tàpao -
Năm vị thánh đem lại niềm vui và hài hước cho gia đình bạn