ĐTC Phanxicô khuyến khích các tuyên úy đại học đồng hành với sinh viên
Cuộc gặp gỡ có chủ đề "Hướng tới một tầm nhìn đa diện", được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui Phúc Âm).
Đức Thánh Cha tập trung vào ba khía cạnh của việc chăm sóc mục vụ cho sinh viên đại học: đánh giá cao sự khác biệt, quan tâm đồng hành và hành động cách can đảm.
Đánh giá cao sự khác biệt
Trước hết, theo Đức Thánh Cha, việc chăm sóc mục vụ có một tầm nhìn đa diện, có nghĩa là rèn luyện đôi mắt của chúng ta để nắm bắt và đánh giá cao tất cả những khác biệt. Giáo dục là một sứ mạng thực sự, "trong đó các cá nhân và hoàn cảnh được chấp nhận, với tất cả ánh sáng và bóng tối của họ, với một loại tình yêu 'của cha mẹ'". Việc đánh giá cao những khác biệt đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của "những hạt giống mà Thiên Chúa đã gieo trong mỗi người".
Quan tâm đồng hành
Suy tư về sự cần thiết phải quan tâm đồng hành với các sinh viên đại học, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhân viên mục vụ hãy chú ý đến "những suy nghĩ, ước muốn và tình cảm bối rối của những người trẻ được ủy thách cho quý vị". Ngài nói rằng Chúa Giêsu là một mẫu gương về "nghệ thuật chăm sóc", một mẫu mực rút ra những điều tốt đẹp nhất nơi con người bằng cách quan tâm đến những khía cạnh mong manh và không hoàn hảo nhất của họ. Ngài mời gọi "Hãy quan tâm đến tất cả họ, không cần tìm kiếm kết quả ngay lập tức, nhưng với niềm hy vọng chắc chắn rằng, khi bạn đồng hành với những người trẻ và cầu nguyện cho họ, những điều kỳ diệu sẽ xuất hiện".
Hành động cách can đảm
Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi các tuyên úy đại học hành động can đảm khi họ tìm cách nuôi dưỡng "niềm vui Phúc Âm trong môi trường đại học". Nêu bật sự can đảm của Đức Maria khi đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa để cưu mang Con Thiên Chúa, Đức Thánh Cha nói rằng công việc của các tuyên úy bao gồm việc giúp đỡ mọi người vượt qua những đấu tranh nội tâm bằng cách tập trung vào những gì quan trọng nhất trong cuộc sống. Ngài nói: "Lòng can đảm cho phép chúng ta vượt qua những vực thẳm sâu nhất, như nỗi sợ hãi, sự thiếu quyết đoán và những lời biện minh ngăn cản chúng ta hành động và khuyến khích sự thiếu dấn thân". (CSR_4758_2023)
bài liên quan mới nhất
- Những định hướng căn bản để bảo vệ trẻ vị thành niên trong Hội thánh
-
Cơ hội nào cho người trẻ “chữa lành”… -
Vì sao người trẻ dấn thân - Động lực hay phản lực? -
Vatican phát động cuộc thi nhiếp ảnh cho giới trẻ đánh dấu Năm Thánh Thể thao 2025 -
Giới trẻ tham gia đời sống Giáo hội -
Giới trẻ Công giáo Việt Nam loan báo Tin mừng trong không gian kỹ thuật số -
Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Giới trẻ và thiếu nhi tham gia vào đời sống Giáo hội -
Giải Bóng Đá LAUDATO SI 2024 -
ĐTC Phanxicô nói với sinh viên: Hãy thực hiện "cuộc cách mạng bác ái và phục vụ" -
Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2024 – “Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40,31)
bài liên quan đọc nhiều
- Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp mừng Lễ Chúa Phục Sinh 2024
-
Người trẻ và việc phân định: Ơn gọi Độc thân Thánh hiến hay Ơn gọi Hôn nhân -
Bạn trẻ Công giáo nói không với thủ dâm, tại sao? -
Giới trẻ, định hướng cho cuộc đời -
JMJ Lisbon 2023: Mười lời khuyên của Đức Phanxicô cho Giới Trẻ -
Công bố Logo Năm Mục vụ Giới trẻ 2021 -
Các Thế hệ trẻ và Mục vụ Giới trẻ -
Ban Mục Vụ Giới Trẻ -
Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 35 (năm 2020) của Đức thánh cha Phanxicô -
Bài hát chủ đề Đại hội Giới trẻ Thế giới Lisbon 2023, phiên bản Việt ngữ