Đi hành hương
Thật là một sự trùng hợp ý nghĩa, vì thời điểm chuyến tông du của Đức Giáo hoàng Phanxicô tại Hàn Quốc (14-18/8/2014) cũng là thời gian diễn ra Đại Hội La Vang tại Quảng Trị.
Đoàn giới trẻ Việt Nam đã đến đất nước diễn ra Đại Hội Giới trẻ Á châu vài ngày nay. Nhiều nhóm, gia đình và giáo xứ đã hay đang trên đường đi linh địa để tham dự Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 30 (13-15/8/2014). Không ít người - trong đó có tôi -, cũng muốn đi lắm, nhưng hoàn cảnh và trách nhiệm không cho phép thực hiện cuộc hành hương năm nay.
Thế là tôi bèn nghĩ về chuyến hành hương với thực tế sống và trong nội tâm của mình. Ngoài lòng tin và đức mến - thái độ nội giới, cuộc hành hương nào cũng bao hàm hai yếu tố di chuyển và đất thiêng. Hình thức du lịch tâm linh đang phát triển trong những năm gần đây nơi giới Phật giáo lẫn Công giáo đều mang hai yếu tố này.
Dịch chuyển
Ra khỏi khung cảnh sống quen thuộc để đến một vùng đất thiêng địa lý là điều khả thi, có thể dễ thực hiện hơn một cuộc dịch chuyển nội tâm sâu xa và đòi hỏi hoán cải triệt để. Đây là cuộc ra đi khỏi “cái tôi” để đến với “chúng ta”, ra khỏi “ý tôi” để đón nhận “Ý Chúa” biểu hiện nơi Tin Mừng, qua những dấu chỉ thời đại và nhu cầu của anh chị em chung quanh, nhất là những tiếng kêu của người nghèo. Cuộc xuất hành và vượt qua này - tương tự như cuộc xuất hành của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập -, giúp thanh luyện, mang lại tư do và giải thoát khỏi các dạng thức nô lệ.
Đất thiêng
Đất thiêng hay linh địa đích thực là Nước Chúa, nơi tình thương và lòng bao dung của Thiên Chúa ngự trị. Không ít người thích đến đất thánh, nơi thiêng nhưng lại chẳng thực sự muốn nên thánh và tôn trọng cõi thiêng là chính tâm hồn của bản thân và tha nhân. Vì sao ước mong đến nơi thánh nơi tôi còn lớn hơn mong ước nên thánh, mà đây mới là ơn gọi căn bản của mọi Kitô hữu, dù là giáo dân, tu sĩ hay linh mục?
Đến với Mẹ hay đi cùng Mẹ đều là hành hương
Đến với Mẹ để cảm nghiệm tình mẫu tử thiêng liêng Thiên Chúa dành cho nhân loại qua dung mạo và con tim của Mẹ Chúa Giêsu. Dấn thân ra đi cùng Mẹ vào miền đất của Thánh Ý, để được tự do nội tâm khi dám để cho Thiên Chúa làm chủ cuộc đời mình.
Quây quần bên Mẹ để cầu nguyện như các tông đồ trong thời Giáo hội sơ khai, cùng Mẹ sống lại những thì mạnh trong cuộc đời Chúa Giêsu qua chuỗi kinh Mân Côi. Lên đường với Mẹ để cao rao điều kỳ diệu Chúa đã làm cho mình, để làm chứng nhân cho Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Tình yêu.
Hiệp thông với các người trẻ, chúng ta cầu nguyện cho Đại Hội Giới trẻ Á châu và chuyến tông du của Đức Giáo hoàng tại Hàn quốc. Đồng thời, mỗi người cũng được mời gọi cùng Mẹ xuất hành và thực hiện cuộc hành hương thường nhật trong đời sống Kitô hữu.
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19