Chuyến về thăm Bố
- “Có về thăm Bố, thì về khi Bố còn tỉnh táo, khỏe mạnh, chứ khi Bố đau nặng rồi thì làm sao bố con trò chuyện được!”
Lời nhắn gửi này của ông bố 84 tuổi đã khiến cô con gái xa quê đã lâu thu xếp công việc để về thăm bố vào tháng Tám năm nay, để trò chuyện với bố.
Cuối bữa cơm với bố và bằng hữu, cô tổng kết chuyến hồi hương đầy thú vị của mình: gặp lại các giáo lý viên đã cộng tác từ 40 năm, hội ngộ với các ca viên cùng ca đoàn, chuyến đi từ thiện ở Kontum với nhóm phụng sự viên khóa Giáo lý Hôn nhân do cha Th. Phụ trách và nhóm gia đình thân hữu do chồng cô qui tụ để giúp nhau sống đạo giữa đời hồi thập niên 80.
Chúng tôi – đại diện của 4 gia đình và một linh mục – chăm chú ngồi nghe với sự đồng cảm và niềm vui được lan truyền qua giọng chia sẻ đầy cảm xúc của cô.
- “Vui vì gặp lại bạn bè cũ, anh chị em trong gia đình, nhưng vẫn cảm thấy thiếu cái gì đó!”, cô tâm sự tiếp.
Chính những ngày tĩnh tâm tại dòng Biển Đức, được tham dự các giờ kinh nguyện thần vụ, Thánh lễ và chầu Thánh Thể với các đan sĩ tại đây, đã lắp đầy khoảng trống còn lại và giúp chuyến hồi hương của cô được trọn vẹn tình Chúa tình người.
* * *
Người nghe câu chuyện gia đình này cảm nhận niềm vui Tin Mừng như vừa khám phá một trang Kinh Thánh trong gia đình hôm nay và nghiệm ra chất Phúc âm thật đơn sơ và hiện sinh.
(1) Sống đạo làm con cần có những biểu hiện cụ thể khi bố mẹ còn sống tại thế. Hành động báo hiếu không nhất thiết phải vĩ đại hay cần làm gì đó to tát cho mẹ cha, đôi khi chỉ là dành thời gian để nghe bố mẹ thuật lại chuyện đời xưa, gợi nhớ những kỷ niệm gia đình. Đơn giản thế nhưng bậc cao niên lại rất vui khi được lắng nghe và sống lại hồi ức đẹp trong quá khứ! Đơn giản thế, nhưng không phải người con nào cũng làm được!
(2) Trong mùa hè, ai cũng muốn và cần được thư giản, giải trí qua những chuyến đi xa nhà. Có những chuyến đi làm cho người ta xa nhau và xa cả Thiên Chúa, khi không dự ngày hội Chúa nhật của gia đình Hội Thánh. Nhưng cũng có những chuyến đi giúp chúng ta xích lại gần nhau, sưởi ấm bầu khí gia đình, vun đắp tình bằng hữu và đưa ta đến gần Chúa hơn. Cho dù đi chung hay riêng, nếu thật sự muốn, tôi vẫn là người thiết kế và định hướng cho trái tim mình.
Phúc âm hóa gia đình khởi đi từ cái tâm hiếu nghĩa, hướng thiện và huynh đệ của từng thành viên, sẽ làm tỏa hương Tin Mừng nơi đại gia đình Hội Thánh Chúa Kitô và sinh hoa trái cho các gia đình tại Việt Nam.
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19