Chuyên đề: Những áp lực căng thẳng của đời sống hiện đại và cách ứng phó
WGPSG-- Vào lúc 14giờ00 chiều thứ bảy, ngày 14/11/2009, tại Hội trường Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, một buổi nói chuyện chuyên đề do Sr Hồng Quế phụ trách với sự tham dự của 240 tham dự viên đã diễn ra. Gồm nhiều thành phần tham dự: giáo dân và cả những người không Công giáo, thuộc nhiều lứa tuổi, nhưng phần lớn là bạn trẻ các giới và sinh viên học sinh.
Ngoài thành phần diễn giả Công giáo là nữ tu Maria Hồng Quế, GB Ngô Thanh Minh Ngôn, Têrêsa Nguyễn Hồng Hạnh; trước kết thúc mục sư Tin Lành Dương Quang Vinh trình bày đề tài trong phần cuối với nhiều cảm xúc và sinh động.
Theo định nghĩa của Cơ quan Y tế Thế giới, sức khỏe của con người không chỉ là vô bệnh tật hoặc không ốm yếu, nhưng là sự cân bằng giữa thể chất, tinh thần và xã hội. Khi sự quân bình ấy bị phá vỡ hoặc mất đi, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tất cả mọi người, từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi đều có thể bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng (stress), ngay cả trẻ em vốn đơn sơ và hồn nhiên ở thuở đầu đời, nhưng trong xã hội hôm nay chúng đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Phản ứng với những căng thẳng ấy nơi mỗi người có thể là rất khác nhau, tùy quan niệm sống, sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng người, vì vậy, sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau, có thể là tiêu cực gây nguy hiểm hoặc tích cực giúp trưởng thành lớn lên.
Nhận diện Stress, nguyên nhân và các triệu chứng
Trên thế giới mỗi ngày hàng triệu người đang bị Stress; vì vậy, vấn đề đặt ra không phải là có bị Stress hay không, nhưng là làm thế nào để vượt qua và ứng phó với nó. Biết bệnh, là đã khỏi một nửa. Stress có rất nhiều nguyên nhân và các triệu chứng biểu hiện khác nhau, các nghiên cứu sâu sa đã chỉ rõ:
Nguyên nhân và triệu chứng biểu hiện căng thẳng
Các nguyên nhân
- Trong công việc: quá nhiều công việc dẫn đến lo âu dẫn đến rã rời kiệt sức.
- Quá rảnh rang hoặc bị thất nghiệp: dẫn đến buồn nản, mài mòn năng lực. Quá dư thì giờ, không biết làm gì. Thay đổi môi trường, công việc.
- Trong Tình yêu: Thất tình. Những trạng thái thay đổi, lúc ngọt ngào, khi lại cay đắng…Nhất là khi phải chia tay người yêu, kết thúc mối quan hệ đã từng gắn bó và đặt hết niềm tin…thấy mọi thứ xung quanh không còn ý nghĩa, thấy mình ngu ngốc, dại khờ. Rồi trách Chúa, tìm cách trả thù kẻ phản bội, hoặc khóc cười bất định hoặc mất ngủ lo âu …
- Trong gia đình: Giữa ông bà, cha mẹ và con cái có những bất hòa hoặc xung đột.
- Ngoài xã hội: Điều kiện sống bấp bênh, môi trường ô nhiễm thiếu lành mạnh, tham nhũng, bất công, đạo đức xuống cấp…
Những biểu hiện của Stress
- Yếu tố cơ thể và bệnh lý liên quan: mệt mỏi, dẫn đến cao máu. Đổ mồ hôi, dẫn đến tim đặp nhanh. Chóng mặt, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đau cơ bắp, muốn ngất đi, dẫn đến cảm sốt. Mệt lả người, đau đầu, dẫn đến béo phì.
- Yếu tố tình cảm: nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh. Cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi. Mặc cảm tội lỗi. Dễ nổi giận hoặc buồn và cảm thấy vô vọng.
- Yếu tố tư duy suy nghĩ: khó tập trung, lẫn lộn, nghi ngờ. Suy nghĩ chậm, nghi ngờ, hoang tưởng. Tự đổ lỗi và kết án bản thân, thấy mình dễ tổn thương.
- Yếu tố hành vi: khó ngủ, ăn không ngon. Nói năng không rõ ràng, nói liên tục về một sự việc. Hay tranh luận hoặc âm thầm rút lui. Uống thuốc an thần, tự tử.
Những biểu hiện trên chính là triệu chứng của Stress, nếu không nhận ra và khắc phục có thể dẫn đến Trầm cảm, là cảm giác mình không còn thứ gì đáng để quan tâm theo đuổi hay học hỏi, cuộc sống trở thành gánh nặng nên rất chán sống.
Làm sao để chống Stress?
Điều quan trọng trước hết, phải nhận ra mình đang bị Stress. Nghĩa là biết mình đang bị bệnh, những việc còn lại sẽ được gỡ dần từng bước tùy hoàn cảnh và điều kiện mỗi người. Sau đây là những điều chính yếu cần nắm rõ:
Thể lý, đối với bản thân
Quan tâm đến cơ thể và ý thức về những lời nói và hành vi của mình. Tập các bài tập thư giãn về thiền, yoga, khí công hoặc xoa bóp cơ thể…
Ngủ đủ giờ, ăn uống hợp lý. Vận động cơ thể, nhất là chơi một môn thể thao ưa thích nào đó. Tham dự các khóa học hữu ích lành mạnh phù hợp khuynh hướng và năng khiếu của mình. Giúp đỡ người khác. Thăm viếng những kẻ bất hạnh, neo đơn. Không dùng bia rượu, thuốc lá và các loại thuốc an thần, thuốc ngủ…
Đối với công việc
Quản lý thời gian, có thời khóa biểu rõ ràng, phù hợp tùy theo mức độ quan trọng và cần kíp. Cắt bớt khối lượng công việc hoặc chia nhỏ cho người khác. Không nhận quá nhiều công việc trong một lúc.
Đối với tâm lý và thể lý
Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Cố gắng làm gì đó để thay đổi vượt qua, nhưng nếu đã hết cách, thì hãy cố gắng chấp nhận như nó đang là.
Nghe những nhạc yêu thích, khiêu vũ hoặc đọc những sách thú vị, trào phúng… Tự thưởng cho mình một điều gì đó mà mình thích, hoặc du lịch một nơi nào đó thú vị.
Nhớ về, hoặc đến thăm nhiều người đang đau khổ hơn mình gấp trăm gấp ngàn lần.
***
Cầu nguyện là một nét đặc trưng của những người sống có niềm tin, đó chính là một niềm an ủi lớn lao và hạnh phúc của những ai theo Chúa. Vì vậy, đối với những căng thẳng/Stress, điều trước hết và sau cùng, chúng ta phải chạy đến với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện. Cầu nguyện chính là tâm sự là trò chuyện và lắng nghe Đấng đã từng nói:“Núi có dời có đổi. Đồi có chuyển có thay, nhưng Tình yêu Ta dành cho con không hề thay đổi (Isaia 54, 10). ”
Không ai tránh khỏi Stress, vậy thì, hãy “tập sống chung với lũ”, để biết cách quản lý nó, làm chủ nó để không bị nó làm chủ và hạ gục. Nhờ thế, mỗi ngày ta sẽ được trưởng thành và nên giống người Thầy Chí Thánh của mình, một Đấng đã “sinh ngoài đồng, sống ngoài đường và chết trên đồi,” một Đấng đã sống đến tận cùng tâm trạng của một kiếp người, với đủ mọi kiểu Stress mà Ngài đã kinh qua và từng chịu đựng.
Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh, lòng can đảm để con có thể thay đổi những gì có thể đổi thay. Và ngay cả những gì con không thể đổi thay. xin cho con thêm lòng chịu đựng và kiên nhẫn để con có thể chấp nhận.
Đó là phần nào những chia sẻ của Mục sư Dương Quang Vinh và cũng là phần cuối cùng của buổi nói truyện chuyên đề đã chấm dứt vào hồi 18 giờ cùng ngày.
Xin mượn những tâm tình ấy để thay cho phần kết bài này.
bài liên quan mới nhất
- Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại
-
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện -
Tình yêu có liên quan gì không?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19