Chữa lành hình ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn
TGPSG -- Khi chúng ta nhắc đến Thiên Chúa, hình ảnh nào hiện lên? Hình ảnh Chúa hôm nay khác với hình ảnh Chúa đầu tiên thế nào? Hình ảnh lệch lạc về Chúa đưa đến hình ảnh lệch lạc của chính mình. Tôi là ai quyết định cách tôi nghĩ Chúa là ai.
Linh mục Gioan Baotixita Phương Đình Toại, MI, đã mở đầu bài thuyết trình với chủ đề “Chữa lành Hình Ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn” bằng các câu hỏi và suy tư trên trong ngày đầu tiên của Tuần lễ Giáo lý 2025.
Ngài cho biết có tới 80% thiếu niên được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức không tới nhà thờ trong vòng 10 năm.
Nguyên nhân từ: những gương xấu của cha mẹ, không dự lễ, không lãnh nhận các Bí tích; những giáo lý sai lầm trong Giáo Hội hay bên ngoài; ảnh hưởng của những bê bối trong Giáo Hội; Giáo Hội không cho người trẻ có cơ hội tham gia; những ảnh hưởng bên ngoài.
Có ba tiến trình để thay đổi:
- Sự tuân phục: Khi chúng ta tạo ra những giá trị, không phải làm để được khen thưởng hoặc tránh bị phạt.
- Sự đồng hóa: Thay đổi thái độ, hành vi; không phải tin Chúa vì những người nổi tiếng theo Chúa (các ca sĩ, giáo viên, Đức Giáo Hoàng…).
- Nội tâm hóa: Cá nhân áp dụng một thái độ, một hành vi phù hợp với giá trị và niềm tin.
Trong nội tâm chúng ta, hình ảnh Thiên Chúa như thế nào?
- Gọi Chúa là Cha, là Mẹ.
- Khái niệm về Chúa có được từ cách cha mẹ sống, thực hành đức tin, tương quan giữa cha mẹ với nhau.
Theo nhà tâm lý học Lindsay C. Gibson, không phải các bậc cha mẹ đều trưởng thành. Có những:
- Cha mẹ thiên về cảm xúc: bị chi phối bởi cảm xúc, biểu hiện mức độ bất ổn đáng sợ, bị choáng ngộp bởi nỗi lo lắng của chính mình.
- Cha mẹ bị thúc đẩy: luôn thay đổi cho hoàn hảo, bao gồm mọi chi tiết trong cuộc sống, hiếm khi thể hiện sự đồng cảm thực sự, thích kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của chính mình và con cái.
- Cha mẹ thụ động: tương tác tự do, có những tác động riêng, sẵn sàng nhường cho người quyền lực hơn.
- Cha mẹ chối bỏ: không có mức độ gìn giữ nào, tương tác chỉ là nổi giận, ra lịnh cho người khác, làm suy yếu cảm giác an toàn của con cái.
Các cơ chế đối phó thường gặp:
- Hướng nội: tìm kiếm những giải pháp bên trong.
- Hướng ngoại: gặp chán nản, lo lắng thì thất vọng, đánh lạc hướng bản thân.
Cả hai đều không tốt. Quân bình là ở giữa.
Hình ảnh Thiên Chúa chúng ta nhận được là hình ảnh bị đầu độc:
- Chúa tiêu cực: cha mẹ hay dùng hình ảnh Chúa để hù con cái, biến Chúa yêu thương thành Thiên Chúa trừng phạt.
- Hình ảnh Chúa lệch lạc: nhai Mình Thánh Chúa làm Chúa đau, gieo rắc nỗi sợ hãi về tính dục…
- Hình ảnh thất vọng: những người trong các đoàn thể gây hấn, chia rẽ…
- Những chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín: nhân danh Chúa để gây chiến tranh, nhìn Chúa như người được chiều chuộng để ban ơn, Chúa thiên vị, không lắng nghe, nhìn Chúa như ông thần đèn.
- Lạm dụng Chúa trong đời sống thiêng liêng: xây dựng mối quan hệ, dùng Chúa để thay đổi người khác; lạm dụng tính dục trong hàng ngũ tu sĩ, linh mục, thừa tác viên.
Chữa lành những hình ảnh bị đầu độc về Chúa
Chỉ rao giảng những kinh nghiệm thiêng liêng. Không ai có đủ hiểu biết về Chúa. Sống tương quan với Chúa để người ta không bị ảnh hưởng.
Từ tổn thương đến hy vọng
Làm việc với hình ảnh Chúa và hình ảnh chính mình. Chúa vẫn luôn trọn hảo, chúng ta không thể loại bỏ những hình ảnh bị đầu độc, chỉ có thể hòa giải những hình ảnh đó.
Bí tích Hòa Giải là một liều thuốc trị liệu thiêng liêng. Luôn ý thức Chúa muốn chúng ta trưởng thành trong tình bạn của Ngài.
Bài & Ảnh: Tóc Ngắn (TGPSG)
bài liên quan mới nhất

- Linh mục chia sẻ hành trình vượt qua cám dỗ tự tử
-
Chiều kích tôn giáo của công cuộc kiến tạo hòa bình -
Phẩm giá con người sẽ ra sao nếu Kitô giáo suy thoái? -
Rèn luyện khả năng phân định -
Khóa học “Các phong cách giáo dục của cha mẹ” -
Rôma dưới lòng đất: Một thế giới ẩn giấu và huyền nhiệm -
Khi người Công giáo hẹn hò với những người không Công giáo -
Năm điều cần biết về lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu -
10 cách Satan đang tấn công con cái chúng ta trong nền văn hóa hiện nay -
Bí tích Thánh Thể - phương dược chữa lành tội lỗi
bài liên quan đọc nhiều

- An tử và Trợ tử trong Giáo lý Công Giáo
-
Ý nghĩa chữ “PP” sau chữ ký của Đức Giáo hoàng -
Ảnh chính thức của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV -
Cầu nguyện cho các linh mục trong Tuần Thánh -
Những người giữ bình an nơi cổng nhà thờ -
Sức mạnh của sự dịu dàng -
Tại sao người Công giáo lại che các thánh giá và ảnh tượng trong Mùa Chay? -
10 cách Satan đang tấn công con cái chúng ta trong nền văn hóa hiện nay -
Suy niệm Tuần Thánh: Đặt mình vào Cuộc Thương Khó của Chúa -
Dụ ngôn Người Con Hoang Đàng: lời mời gọi trở về trong Mùa Chay