Chân dung linh mục Việt Nam: cha Gioan Baotixita Trần Văn Cừ
Cha Gioan Baotixita TRẦN VĂN CỪ (1927–1998)
Sơ lược tiểu sử:
Sinh ngày 01-02-1927 tại làng Công Xá, Tỉnh Hà Nam
con ông Augustinô Trần Văn Hận và bà Maria Trần Thị Biết,
Rửa tội ngày 03-02-1927 tại nhà thờ Công Xá, giáo phận Hà Nội,
Thêm sức năm 1935 tại nhà thờ Công Xá.
Vào Trường Tập, rồi Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên ngày 01-09-1939
Có văn bằng CEPCI năm 1942
Vào Đại chủng viện Saint-Sulpice Hà Nội ngày 16-08-1950
Thụ phong linh mục tại nhà thờ Ngã Sáu Chợ Lớn ngày 01-05-1958
do Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình
Là linh mục gốc giáo phận Hà Nội, gia nhập giáo phận Saigon từ ngày 15-05-1958
Những nơi đã phục vụ:
1958: 3 tháng rưỡi tại Lái Thiêu, 2 tháng tại Tam Hà Thủ Đức
1958–1959: Phó xứ Phúc Hải, Biên Hoà
1959–1960: Phó xứ Hoà Khánh, Đức Hoà
1960–1962: Phó xứ Hoà Hưng (Phó xứ đầu tiên của Hoà Hưng)
1962–1970: Phó xứ Bắc Hà
1970–1974: Nghỉ bệnh tại Nhà Hưu Hà Nội, Ngã Sáu
3/1974–1998: Chính xứ Tân Phú Hoà
Qua đời ngày 09-05-1998 tại nhà thờ Tân Phú Hoà, hưởng thọ 71 tuổi với 40 năm linh mục.
Công trình văn hoá:
- Phụ trách báo Mẹ Hiền của Các Bà Mẹ ngay từ đầu, khi làm Phó xứ Bắc Hà (báo Mẹ Hiền nay đã tục bản).
- Những tác phẩm đạo đức: soạn Sách Giáo Lý cho trẻ em, nhất là biên soạn 13 tập Giờ Thánh.
Công trình xây dựng:
- Sửa sang khuôn viên Nhà thờ, vì là vùng thấp, hay bị lũ lụt.
- Đại tu Nhà thờ Tân Phú Hoà năm 1996: nâng nền, tôn tạo cung thánh và xây nhà xứ mới (đơn sơ).
Công trình đạo đức:
- Từng làm Phó Giám đốc Liên Minh Thánh Tâm, Tuyên Uý Hội Các Bà Mẹ ở Bắc Hà
- Chăm lo đời sống thiêng liêng, khuyến khích ơn kêu gọi, có nhiều con cái thiêng liêng nam cũng như nữ.
Đức tính:
- Sống thanh khiết: luôn luôn giữ gìn từ lời nói đến tiếp xúc: nói chuyện với nữ giới, ngài hay ngước mắt lên trời!
- Tinh thần vâng phục: luôn vâng phục bề trên, phục vụ các nơi khác nhau: hai giáo xứ địa phương như Lái Thiêu, Hoà Hưng, cũng như các giáo xứ khác, đang nghỉ bệnh cũng vâng lời đi nhận xứ Tân Phú Hoà.
- Sống khó nghèo: sống rất bình dị, không có gì sang trọng cho mình, tự mình lo cho mình: không bà bếp, không người giúp việc, sống trong nhà xứ lụp xụp, trần thấp (vì đôn nền mấy lần) suốt 22 năm từ 1974-1996, không bao giờ phàn nàn về cảnh sống của mình, sống nghèo cho mình, nhưng chăm lo cho Nhà Chúa khang trang và đóng góp nhiều cho việc chung của giáo phận.
Đặc điểm:
- Hy sinh chịu đựng: ngài là một vị linh mục chịu đau khổ nhiều không phải vì anh em giáo dân, mà do chính quyền địa phương: Phường 19 Quận Tân Bình, nơi có nhà thờ Tân Phú Hoà (nay là Phường Phú Trung Q,Tân Phú), là Phường gây khó khăn nhất cho hoạt động tôn giáo, vì nơi có nhiều dân nằm vùng, hay soi mói cha sở và nhà thờ: không cho ai phụ giúp ngài: ngài phải tự kéo chuông, dọn bàn thờ, đọc sách thánh phải đăng ký người, không có người làm bếp: ăn cơm theo chế độ “cà-mèn”: người đưa cơm tới nhà xứ thỉnh thoảng bị công an khu vực mở nắp ra coi xem những món gì. Sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế, các đoàn thể bị theo dõi. Tình trạng khó khăn này kéo dài mãi đến thập niên 90 mới chấm dứt! Hy sinh chịu đựng vì môi trường: giáo xứ Tân Phú Hoà nằm ngay bên cạnh Nghĩa địa Phú Thọ Hoà: bình thường đã ô nhiễm, khi giải toả lại trở thành những lò hoả thiêu lộ thiên càng thêm ô nhiễm, hơn nữa lại còn ô nhiễm vì nước thải độc hại do thuốc nhuộm và các phế liệu… Ngài không kêu ca, mà còn dí dỏm gọi Tân Phú Hoà là “tàn phù hoa”!
- Có lòng chung: chăm lo việc Nhà Chúa và đóng góp chung. giáo xứ Tân Phú Hoà gồm đa phần dân lao động nghèo (về sau lại thêm di dân), thế mà ngài vận động giáo dân đóng góp vào hàng nhất của hạt Phú Thọ (theo tỷ lệ), điển hình như việc đóng góp xây dựng Văn Phòng Toà TGM, Tân Phú Hoà xếp thứ hai, chỉ sau giáo xứ Phát Diệm Phú Nhuận. Hàng tháng vẫn gửi tiền lễ tốt cho các già hưu, nhất là cho Nhà Hưu Hà Nội Ngã Sáu.
- Sống tế nhị: ra ngoài luôn vui vẻ với mọi người, luôn lắng nghe giáo dân, không ngắt lời (dù người đối thoại có nói dai), giữ thể diện người khác, không la mắng ai, không dùng toà giảng để chỉ trích ai, không tiết lộ chuyện người này cho người khác. Vì ngài nhân đức, nên đã giúp cho nhiều cuộc hoà giải thành công, không có chuyện thắng thua.
- Thương người: sau 1975 âm thầm giúp đỡ cho các gia đình nghèo, người nghèo xin lễ: ngài thường cho lại, đặc biệt lễ cưới và lễ an táng: không nhận tiền lễ. Nhà thờ không có hòm khấn, không có giỏ tiền chuyền tay trong giờ lễ. Ngài chỉ đặt 6 hộp tiền chung quanh tường Nhà thờ, để giáo dân ý thức tự động bỏ tiền vào đó. Thế mà vẫn đủ chi dụng mà còn dư để giúp nơi khác.
- Nói chung, cha Trần Văn Cừ đạo đức, hiền lành và khiêm nhường, được mọi người mến thương: từ các đấng bề trên đến anh em linh mục và giáo dân. Có thể nói ngài là một trong những linh mục gương mẫu của Tổng Giáo Phận Saigon.
bài liên quan mới nhất
- Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949)
-
Karl Rahner -
Trong vòng 48 tiếng, hai linh mục người Ý truyền giáo tại Madagascar qua đời vì Covid-19 -
Cha Giovanni Mometti, người có vẻ “điên” vì tình yêu dành cho người phong cùi -
Cuộc đời Đức tổng Phaolô và chuyện tình với Mẹ -
Trái tim vĩ đại trong con người nhỏ bé -
Nhớ 70 năm ngày cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ra đi -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Bài giảng Thánh lễ an táng Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài -
Ngày 23/9: Thánh Piô Piêtrelcina, linh mục
bài liên quan đọc nhiều
- Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
-
Lm. Ignatio Hồ Văn Xuân: Nhớ về một Người Cha -
Giám mục Việt Nam tiên khởi: Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) -
“Nhớ Về Một Người Cha” - Nhân lễ giỗ lần thứ 20 của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức cha Jean Cassaigne -
Karl Rahner -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Giuse Lâm Quang Trọng -
Chân dung linh mục Việt Nam: Đức Ông Gioan Maria Trần Văn Hiến Minh -
Chân dung linh mục Việt Nam: cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh -
Tiểu sử Cha Tam - Phanxicô Xaviê Tam Assou: 80 năm ngày mất (1934-2014)