Các Kitô hữu Ai Cập được kêu gọi để làm việc cho quyền bình đẳng trong thời hậu chính phủ Mubarak
TTCG (Rome, Italy, 14-2-2011, CNA/EWTN News) – Các Kitô hữu cần phải hợp tác trong việc tạo ra chính phủ mới cho Ai Cập để đảm bảo rằng tất cả công dân của quốc gia này được đối sử bình đẳng, theo linh mục dòng Tên, Cha Samir Khalil Samir.
Ông Hosni Mubarak, Tổng thống của Ai Cập trong gần 30 năm, đã từ chức vào ngày 11-2 do áp lực từ những người biểu tình đã chiếm giữ Quảng trường Tahrir, trung tâm của Cairo trong 18 ngày.
Cha Samir, một chuyên gia người Ai Cập về Hồi giáo và là cố vấn của Giáo hội về quan hệ Hồi giáo-Kitô giáo, ghi nhận sự từ chức của tổng thống là ý dân, nhưng nói rằng bước tiếp theo mới thực sự quan tâm.
Chính phủ Mubarak đã phục vụ cho các tầng lớp giàu có trong 3 thập kỷ qua, “những gì chúng tôi cần bây giờ là một cái gì đó để giúp mọi người sống có phẩm giá con người hơn một chút”, Cha Samir nói với CNA qua điện thoại sau khi công bố.
“Có thể sau này, sau khi đã trải qua một chế độ độc đoán, mọi người thực sự sẽ cố gắng làm một cái gì đó dân chủ hơn”, ngài nói.
Ngài được khuyến khích bởi sự kiện là các cuộc biểu tình đã nổi lên từ người dân. Ngài ngạc nhiên là họ đã “ôn hoà” và họ bao gồm tất cả mọi tầng lớp và mọi tôn giáo trong xã hội.
“Kitô hữu và người Hồi giáo đã liên kết với nhau. Chúng tôi không có bất kỳ xung đột nào xem ra là của Hồi giáo cực đoan. Hơn nữa, chúng tôi không có bất kỳ cuộc tấn công nào chống lại Israel hoặc Mỹ, hoặc đốt cờ”, ngài nói với sự ngạc nhiên rõ ràng.
Kết quả là “một niềm hy vọng mới cho Ai Cập”, Cha nói.
Điều quan trọng nhất bây giờ, cha giải thích, đó là sự thay đổi hiến pháp nhằm mang lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người, các Kitô hữu cũng như người Hồi giáo.
Ngài nêu lên những dấu hiệu hy vọng gần đây cho thấy rằng cơn gió của sự thay đổi đã chiếm hữu trong xã hội này. Một tạp chí địa phương đưa ra một dự án 22 điểm mới được viết lên bởi những nhà trí thức Hồi giáo ôn hoà vào ngày 24. Trong đó bao gồm một điều khoản là tách riêng giữa nhà nước và tôn giáo.
Trong bản diễn văn ngày đầu năm, cựu Tổng thống Mubarak nhắc đến 2 lần nhằm phát triển hướng tới một “xã hội dân sự” - kiểu nói của Ai Cập nhằm tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước.
Điều đó cũng không thể nói được rằng người ta không còn kỳ vọng một “xu hướng Hồi giáo” trong chính phủ mới, Cha Samir cho biết. Đó sẽ là một điều “bình thường” xảy ra ở Ai Cập, khi mà 90% dân số là người Hồi giáo.
Một chính quyền “thế tục” như tại Lebanon là một lợi thế cho những ai hoàn toàn đứng về “một phe”, ngài nói. Ngài không hy vọng rằng tôn giáo sẽ không được nhắc đến trong các cuộc tranh luận ở một đất nước mà tất cả mọi người, người Hồi giáo và Kitô hữu, đầy tín ngưỡng.
Ngài nghĩ rằng Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) sẽ cố gắng tạo ảnh hưởng trong xã hội như họ thường làm, nhưng ngài nói rằng nhiều nhười đánh giá ảnh hưởng của họ quá cao. “Thông thường họ ‘Hồi giáo hoá – Islamize’ các khía cạnh bên ngoài, như mạng che mặt và những gì bạn có thể nhìn”, cha Samir nói. “Điều đó có thể xảy ra, chúng tôi đã quen với điều này”.
Họ sẽ cố công thuyết phục mọi người rằng đàn ông và phụ nữ không nên làm việc chung với nhau, nên ăn mặc theo một phong cách nhất định và một số công việc không phù hợp cho phụ nữ. “Tuy nhiên, họ không thể đưa ra một đạo luật cho việc đó”, ngài nói.
Xã hội Ai Cập, ngài nói, “đã làm cho một cách mạng để phân biệt giữa đạo đức và pháp luật”. Và, ngài lưu ý, sự ôn hòa của nhóm này trong những năm gần đây ở Ai Cập cho thấy dấu hiệu rằng “các Huynh đệ Hồi giáo cũng đi theo cách này”.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo biểu hiện một mối đe doạ cho người Ai Cập tương tự như là “nhóm vô thần cực đoan” đối với các nước phương Tây, ngài nói.
Điều quan trọng, ngài nói thêm, đừng sợ người Hồi giáo. Kitô hữu phải làm việc cùng nhau để thuyết phục họ rằng “tôn giáo đích thực là một cái gì đó ở trong trái tim của bạn chứ không ở dáng vẻ bề ngoài của bạn - qua cách bạn ăn mặc và trang sức”, ngài nói. “Bạn có thể là một người Hồi giáo rất tốt mà không có vẻ bên ngoài là một người Hồi giáo, và bạn có thể là một người Hồi giáo rất tốt mà có một nền văn hoá phương Tây”.
“Tất cả Kitô hữu chúng ta, cũng như những người Hồi giáo cởi mở, phải bành trướng phương cách này về tôn giáo”, ngài nói. Tuy nhiên, mối đe doạ “của Hồi giáo... luôn tồn tại” ở Ai Cập, nơi có một tỷ lệ lớn dân số theo đạo Hồi, cha Samir cho biết.
Mối quan tâm lớn của các Kitô hữu tại thời điểm này là đảm bảo sự bình đẳng, đặc biệt là trong 3 lĩnh vực chính, theo linh mục dòng Tên. Đầu tiên là bình đẳng trong thị trường việc làm, “rằng sẽ không có ưu tiên cho một người Hồi giáo hơn một Kitô hữu”.
Ngoài ra, các Kitô hữu nên được cho phép để xây dựng nhà thờ một cách dễ dàng như những công dân khác xây đền thờ Hồi giáo. Một luật từ cuối những năm 1800 kéo dài mãi cho đến bây giờ đã khiến cho các Kitô hữu rất khó khăn để xây dựng nhà thờ.
Điểm thứ 3 là sự tự do của lương tâm. Những người Ai Cập sẽ được tự do để chuyển đổi từ Thiên Chúa giáo sang đạo Hồi và ngược lại mà không có nguy cơ gây hại đối với người chuyển đổi, cha nói.
Đó có thể là những điểm “biểu tượng” tự nhiên - vì không có nhiều người tìm cách chuyển đổi, nhưng “ít nhất là chúng ta nhận ra các quyền của lương tâm mà những quyền đó vượt trên truyền thống hoặc tôn giáo.
“Điểm chính là: chúng ta đều theo cùng một luật pháp”, ngài nói.
Ai Cập đã thực hiện một “bước nhỏ” trong việc có thể nói chuyện tự do hơn về sự bình đẳng trong những năm gần đây, ngài nói, “và nếu, trong dịp cuộc cách mạng nhỏ này, nếu chúng ta tạo được một cái gì đó khá hơn, đó là điều tốt”.
“Các Kitô hữu, ngài nói, phải ‘cẩn thận’ hành động trong quá trình phát triển văn hoá và chính trị, để góp phần trong xã hội hiện nay hơn là co cụm lại trong các khu ‘ổ chuột -ghettos’”.
“Các Kitô hữu phải tham gia nhiều trong xã hội, trong thế giới chính trị và xã hội và kinh tế của đất nước”, cha Samir nói. Họ có một vai trò trong xã hội và đôi khi họ không sử dụng nó vì sợ hãi Hồi giáo, cha giải thích.
Thật cần thiết để đáp trả với sự trung thực và chân lý, cha Samir cho biết. “Tôi có thể nói những gì tôi đã nói, và nếu điều gì đó, một người nào đó nói điều gì đó sai trái đối với Kitô giáo, tôi phải chỉnh lại họ. Và nếu tôi nói điều gì đó sai, tôi phải đồng ý rằng họ sửa sai cho tôi”.
Trong chính phủ trước đây, các quan chức Thiên Chúa giáo đã được tổng thống chỉ định bởi vì trong cuộc bầu cử phổ biến họ không còn tuỳ cơ nữa. Điều quan trọng, cha nói, là tất cả đều có cơ hội như nhau và những người tài giỏi nhất sẽ được đặt ở các vị trí xứng đáng với họ.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô