Các học giả Islam phát biểu tại Thượng Hội đồng Giám mục Trung Đông
Trong khuôn khổ Thượng Hội đồng giám mục Trung Đông (THĐ) đang diễn ra tại Rôma, từ ngày 10 đến ngày 24.10.2010, hai học giả Islam, những vị khách mời đặc biệt của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã có hai bài phát biểu được chờ đợi, trong phiên họp ngày 14-10 của THĐ.
Hai học giả Islam là các ông: Muhammad Al-Sammak (Liban), cố vấn chính trị của Giáo trưởng Hồi giáo (Mufti) Liban, và Ayatollah Seyed Mostafa Mohaghegh Ahmadabadi (Iran), giáo sư khoa Luật trường Đại học Shahid Beheshti tại Teheran, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Iran.
Sau đây là trích đoạn một số nội dung trong hai bài phát biểu của các học giả Islam nêu trên.
1. Phát biểu của ông Muhammad Al-Sammak (Liban), cố vấn chính trị của Giáo trưởng Islam (Mufti) Liban:
“Những người Kitô hữu Đông phương hiện phải đối mặt với hai vấn đề tiêu cực:
Một là, tình trạng một số quốc gia không tôn trọng quyền của mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật.
Hai là, tình trạng thiếu hiểu biết về các giáo huấn của Islam, đặc biệt giáo huấn về mối quan hệ với người Thiên Chúa giáo đã được Kinh Coran nêu lên: “Phải yêu mến những người có lòng tin”, đồng thời giải thích cụ thể: “Trong số các tín đồ, có những tư tế và người tu hành, thì không được lên mặt ngạo mạn đối với họ”. (…)
Về điểm này, với tư cách là những Kitô hữu và tín đồ Islam, chúng ta đều được kêu gọi cùng nhau làm việc để biến tiêu cực thành tích cực:
Trước hết, tôn trọng những nền tảng và quy tắc về quyền công dân, cần thực hiện sự bình đẳng về mặt quyền lợi trước đã, rồi sau đó, thực thi các nghĩa vụ đối với quyền bình đẳng này.
Tiếp theo, loại bỏ thứ văn hóa tuyên truyền phóng đại và cực đoan chủ nghĩa, khước từ tha nhân và tham vọng độc quyền chân lý, đồng thời cổ võ và truyền bá văn hóa ôn hòa, bác ái và tha thứ, tôn trọng sự khác biệt về tôn giáo và tín ngưỡng, về ngôn ngữ và văn hóa, màu da và chủng tộc; rồi sau đó, như Kinh Coran đã dạy, phải để cho Thiên Chúa phán xử về những dị biệt của chúng ta.
Quả thật, các Kitô hữu Đông phương đang chịu thử thách, nhưng họ không phải là những người duy nhất.
Người Kitô hữu Đông phương đang cần được trợ giúp và nâng đỡ, nhưng không phải là giúp họ cách thức di cư hay rút về sống co cụm, bỏ việc bổn phận đối với quốc gia và đạo đức, rồi đùn đẩy cho đối tác Hồi giáo. Tạo điều kiện thuận lợi để di cư, là một cách buộc họ phải di cư. Buộc họ phải sống co cụm, chính là cách chèn ép ngầm. Thoái thác nghĩa vụ bảo vệ quyền được hưởng cuộc sống tự do và xứng đáng, chính là thu hẹp quyền được sống cho ra con người của tha nhân, đồng thời loại bỏ những yếu tố lẽ ra con người phải được hưởng để sống niềm tin của mình (…).
Tình trạng di cư của các tín hữu Kitô đang làm cho căn tính, nền văn hóa và bản sắc đích thực của Ả Rập bị nghèo đi.
Chính vì lý do này nên tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, ngay tại diễn đàn này của Vatican, điều tôi đã phát biểu tại Mecca đáng kính, về nỗi ưu tư của tôi đối với tương lai của người Hồi giáo Đông phương dưới sự tác động của tình trạng các Kitô hữu Đông phương di cư.
Giữ cho các tín hữu Kitô ở lại Trung Đông là nghĩa vụ chung của Islam và cũng là nghĩa vụ chung của Kitô giáo.
Người Kitô hữu không phải là một thiểu số ngẫu nhiên có mặt tại Đông phương.
Kitô giáo từ lúc khai sinh đã có mặt tại Đông phương trước khi có Islam. Họ là một phần của nền văn hóa, văn chương và khoa học đã tạo ra văn minh Islam. Họ cũng là những người mở đường giai đoạn Phục hưng của Ả rập hiện đại và bảo tồn ngôn ngữ của Ả Rập Phục hưng, ngôn ngữ của Thiên kinh Coran (…).
Vì vậy, cần phải nói rằng, THĐ này không đơn thuần là tiếng kêu thương của những người tín hữu Kitô cất lên từ thung lũng Đông phương đau khổ đầy nước mắt của chúng ta, mà còn là niềm hy vọng được xây dựng trên nền tảng thực tiễn và khoa học mà THĐ đặt ra, nhờ sáng kiến hợp tác chung giữa Hồi giáo và Kitô giáo, bảo vệ người Kitô hữu và gìn giữ những mối quan hệ Islam - Kitô giáo, sao cho Đông phương, nơi của mặc khải thánh, được xứng đáng giương cao ngọn cờ đức Tin, Bác ái và Hòa bình cho mình và cho toàn thế giới.
2. Phát biểu của Giáo sư Ayatollah Seyed Mostafa Mohaghegh Ahmadabad (Iran)
Trong những thập niên gần đây, các tôn giáo đều gặp phải những điều kiện mới, trong đó đáng kể nhất là tình trạng mất ổn định kéo dài trong hàng ngũ tín đồ, tại các không gian dân sự cũng như chính trường quốc gia và quốc tế. (…)
Vào cuối thiên niên kỷ thứ hai, chủ nghĩa đa văn hóa trong lòng các xã hội, dù nhiều dù ít, cũng đã được toàn thế giới chấp nhận.
Cho đến thời điểm này, xã hội đa văn hóa được hiểu theo những cách thức rất khác nhau, tùy theo trải nghiệm mình có. Và một nền văn hóa mới được sáp nhập vào xã hội thì cũng chỉ được đón nhận là “Nền văn hóa tân thời”. Sự chấp nhận không phải vì giá trị hay vì tính ưu việt của nó.
Tuy nhiên, hiện nay, đang ngày càng xuất hiện những xã hội và những nhóm người muốn bảo vệ một nền văn hóa đơn nguyên, thuần nhất.
Kinh nghiệm tại các nước vùng Balkan cho thấy, không thể bảo vệ sự thống trị văn hóa và chủng tộc của nhóm người này trên những nhóm khác bằng cách không đếm xỉa đến các nhóm đang hiện hữu trong lòng xã hội. Văn hóa là một nhu cầu thiết thực, chứ không phải là một nhận thức thuần lý.
Trong những xã hội đã từng xuất hiện các sắc dân khác nhau với ngôn ngữ và tôn giáo riêng của mình, phải tôn trọng sự hiện diện và quyền của các sắc dân đó trong việc đạt tới những mục tiêu vững bền về mặt xã hội và về lương tri đạo đức.
Sự hài hòa giữa lợi ích và an sinh xã hội, trên bình diện quốc gia và quốc tế, là điều không một nhóm hoặc một quốc gia nào lại có thể bỏ qua. Thực tế thời đại chúng ta là như vậy. (…)
Thật đáng tiếc trong 1400 năm qua, đôi khi do nhận thức chính trị, những mối quan hệ này phải trải qua những thời điểm đen tối. Tuy nhiên không nên quy những hành vi phạm pháp này, do một số cá nhân hoặc nhóm người nào đó gây ra, cho Islam hoặc Kitô giáo.
Thể theo giáo huấn của Kinh Coran, tại đa số các quốc gia Islam, bao gồm cả Iran, như chính luật đã quy định, các Kitô hữu vẫn sống yên ổn bên những người Islam anh em của mình. Họ được hưởng những quyền lợi theo luật định như mọi công dân khác và được tự do hành đạo.
Cuối cùng, tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã có những nhận xét đúng lúc và mang tính nền tảng trong những huấn từ tại Giêrusalem và Istanbul về tầm quan trọng của việc duy trì những mối quan hệ lành mạnh và hữu nghị giữa các tín hữu Kitô và tín đồ Islam.
Sự tiếp cận và những cách thức như thế quả là cần thiết đối với mọi tín đồ, và hẳn nhiên là quan trọng đối với nền hòa bình trên thế giới”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô