Bài giảng Chúa Nhật IV Mùa Vọng năm A
Lời Chúa: Mt 1,18-24
"Này đây, Trinh Nữ sẽ thu Thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta." (Mt 1,23)
Chỉ còn hai ngày nữa là chúng ta lại mừng lễ Giáng sinh
Dù cuộc sống hôm nay có khó khăn, chúng ta cũng gắng sức để mừng lễ cho xứng đáng.
Sự việc Chúa xuống thế nhập thể làm người là một sự việc có tính cách khác thường và trọng đại. Nó xảy ra khác hẳn với đường lối thông thường của con người .
Biến cố Chúa nhập thể thực là một phép lạ. Phép lạ xảy ra dưới hai khía cạnh. Một có liên hệ tới cá nhân Đức Maria và một có liên hệ đến cả loài người.
1. Ai cũng phải nhận rằng: việc Đức Maria được thụ thai bởi quyền năng của Chúa là một việc lạ lùng. Đây quả thực là một phép lạ.
Trước đây thì vấn đề này không phải là vấn đề được đem ra tranh luận, nhưng vào khoảng hơn một thế kỷ nay, vấn đề này được đem ra bàn cãi rất nhiều. Có nhiều người cho đây chỉ là một việc đạo đức thiêng liêng. Lý luận của họ đã được nhiều người tin theo trong số đó có cả những người Kitô giáo đặc biệt là những thanh niên tự phong cho mình là những người trí thức biết đặt vấn đề. Nói theo kiểu Đức Thánh Cha Phaolô VI... họ là những con người ham thích những điều mới lạ.
Đối với chúng ta, như tôi đã nói từ đầu, chúng ta nhận đây là một việc lạ lùng.
+ Sử gia Daniel Rops: “Bao lâu con người còn Tin Mừng thì bấy lâu còn phải nhận phép lạ”
+ Đức Maria được thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần – Việc đó không có gì mâu thuẫn nếu chúng ta công nhận Thiên Chúa có quyền làm những gì ở ngoài trật tự tự nhiên do chính Chúa tạo ra.
Phép lạ là một luật trừ. Chúa hoàn toàn có thể sử dụng những luật trừ để nói lên tính cách khác thường của một một biến cố và để cho con người thấy Thiên Chúa có quyền làm như thế.
+ Nhìn lại cả lịch sử của loài người chúng ta thấy: Thiên Chúa đã làm rất nhiều việc thuộc vào loại những luật trừ này.
+ Thí dụ trường hợp của Bà Sara. Bà đã già. Lúc được báo tin vui bà đã không dám tin. Sứ thần đã phải giảng giải. Và kết quả là Isaac ra đời (St 21,7).
+ Bà Anna mẹ của tiên tri Samuel cũng thế. Samuel đã ra đời trong cảnh già nua của người mẹ.
+ Gần với việc Chúa được thụ thai trong lòng Đức Maria hơn, thì có bà Elisabeth. Chúng ta nhớ Giacaria đã phải cầu xin tha thiết trong đền thờ thế nào. Nhưng khi được loan báo... ông đã không tin nên đã bị câm... cho đến khi Gioan Tẩy giả ra đời và khi ông làm phép cắt bì và đặt tên cho Gioan xong, ông mới nói lại được.
Đó là những ngoại lệ... những ngoại lệ này xảy ra như một sự tiên báo cho một việc trọng đại hơn đó là việc Đức Maria thụ thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Đó là việc làm của Thiên Chúa.
Đây là khía cạnh thứ nhất.
2. Khía cạnh thứ hai có liên hệ đến cả loài người: Đó là việc Thiên Chúa làm người.
Lời thiên sứ: “Này trinh nữ đã thụ thai, hạ sinh một con trai. Người ta sẽ gọi Ngài là Emmanuel nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23)
Từ bao thế kỷ trước có bao giờ người ta dám nghĩ đến việc đó đâu. Nhưng bây giờ điều đó đã trở thành sự thật: Một Thiên Chúa làm người.
Trong suốt Cựu ước, ngoài một vài hình ảnh Thiên Chúa gần gũi với loài người lúc ban đầu, còn ngoài ra thì Thiên Chúa luôn là hình ảnh oai hùng và xa cách. Nơi nào Thiên Chúa biểu lộ sự hiện diện của Ngài thì nơi đó phải có sự cách ngăn... tại núi Sinai, tại đền thờ chẳng hạn. Con người không được phép gần gũi Thiên Chúa. Ai cả dám bén mảng tới làn ranh phân cách thì hình phạt sẽ không lường được.
Nhưng bây giờ thì lại khác hẳn: Thiên Chúa trở thành Emmanuel... ở giữa loài người. Ngôi Lời đã trở thành nhục thể. Ngài cắm lều ở giữa chúng ta. Thiên Chúa đã trở thánh xác thịt ở giữa con người – Thiên Chúa không ở xa. Thánh Gioan đã viết rất bạo: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta." (Ga 1,14)
Thiên Chúa đã làm người để con người có thể đụng chạm đến Ngài.
Đó là một phép lạ... một Phép lạ mà Chúa Giêsu đã phải dùng cả cuộc đời của Ngài để minh chứng, và dù có dùng cả cuộc đời, thậm chí cả cái chết để chứng minh nưng đâu phải vì thế mà mọi người chấp nhận và tin theo! Con người quả thực đã không dễ dàng chấp nhận tất cả những gì Chúa Giêsu nói. Phải đợi mãi đến sau khi Chúa từ cõi chết sống lại và Chúa Thánh Thần soi sáng, lúc đó sự thật mới dần dần được trở nên rõ ràng.
Thiên Chúa làm người, đó là một phép lạ... Phép lạ khó tin hơn bất cứ một phép lạ nào nhưng lại là một phép lạ làm nền tảng cho niềm tin của chúng ta.
Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta để chúng ta được sống với Ngài và bên Ngài
Rồi dây, chỉ còn một ít ngày nữa chúng ta lại có dịp nhìn lại sự thể... một cách cụ thể trong máng cỏ Belem.
Thái độ của chúng ta sẽ như thế nào?
Hôm đó vào ngày lễ Giáng Sinh. Người ta thấy có một đoàn người đi viếng hang đá.
Dẫn đầu là một nhà họa sĩ. Ông đến trước hang đá. Ông nhìn. Ông ngắm rồi ông lắc đầu ra đi. Có lẽ vì mầu sắc không được phù hợp.
Tiếp đến là một ông kiến trúc sư. Ông cũng ngắm cũng nhìn rồi cũng lắc đầu vì thấy những khối đá giả không được hợp lý theo nguyên tắc kiến trúc cho lắm.
Tiếp đến nữa là một nhà điêu khắc: Ông nhìn ngắm nhưng bức tượng. Ông phê bình vì chúng thiếu cân đối. Rồi ông cũng lại lắc đầu và ra đi.
Sau cùng có một bà cụ già và một em bé.
Em bé nhìn ....thấy giữa đêm đông mà Chúa không có mền để đắp. Em thương Chúa vì thấy Chúa bị lạnh... Em trèo lên hang đá, cởi chiếc áo len em đang mặc đắp cho Chúa Giêsu Hài đồng.
Sau đó họ ra về, lòng cảm thấy tràn ngập niềm vui vì Chúa thật gần.
bài liên quan mới nhất
- Đố vui Kinh Thánh trước thềm Đại Hội Giới Trẻ Tổng Giáo Phận Sài Gòn 2024
-
Giáo hạt Xóm Mới cầu nguyện cho các linh hồn -
Giáo hạt Xóm Mới Huấn luyện Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ -
Thánh lễ cầu nguyện cho các vị Giám mục và Linh mục của TGP Sài Gòn đã qua đời -
Linh mục đoàn Giáo hạt Thủ Thiêm tĩnh tâm và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn tháng 11 -
Bản Ghi nhớ cho việc Chăm sóc Mục vụ Di dân -
Hội Ngộ Liên Tôn lần thứ XIV của Tổng Giáo phận Sài Gòn -
Healing Night, Healing Love - Mẹ, Em & Tôi năm 2024 -
Thánh lễ Tạ ơn và Khai mạc năm Thực tập Mục vụ khóa 20 Đại Chủng Viện Sài Gòn -
Linh mục đoàn giáo hạt Gia Định tĩnh tâm tháng 10
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Dùng Podcast để nghe radio trực tuyến của TGP Sài Gòn trên thiết bị thông minh -
Linh mục đoàn Sài Gòn: Tĩnh tâm tháng 5/2023 -
Buổi cầu nguyện cho Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Phái đoàn Phát Diệm vào chào Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Thánh lễ Tạ ơn & cầu nguyện cho Đức tân Giám mục Phêrô Kiều Công Tùng ngày 20-5-2023