Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Phục sinh
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Chúa đã sống lại. Một Tin mừng vĩ đại cho cả loài người. Đức Cha Bossuet, một nhà giảng thuyết lừng danh của Pháp cho rằng biến cố Phục sinh là: “một biến cố cột trụ của Lịch sử”. Sử gia Daniel Rops thì nói: “Người ta chỉ có thể phủ nhận sự kiện Phục sinh nếu không còn Phúc âm” Còn J.J. Rousseau một nhà văn lớn của Pháp phát biểu như thế này: “Nếu đời sống và sự chết của Socrate là đời sống và sự chết của một nhà hiến triết thì đời sống và sự chết của Đức Giêsu quả là đời sống và sự chết của một Đức Chúa trời”. Vâng Chúa đã sống đời sống của một Đức Chúa Trời và Chúa cũng đã chết như một Đức Chúa trời.
I. Chúa đã chết như một Đức Chúa Trời.
* Với tất cả những ai làm người: chết là hết. Tài giỏi như Alịchsơn Đại đế, thông minh như hoàng đế Napoléon, thánh thiện hiền lành như Khổng Phu Tử như các bậc thánh hiền trong Thiên hạ, ác độc tàn bạo như Tần Thủy Hoàng, như Hitler, giàu có và tài giỏi như Salomon....tất cả đã qua đi và thành tro bụi.
Có lần Napoléon đã than thở như thế này: “Bây giờ ta ở trên cù lao Saint Hélène này. Trong cơn hoạn nạn, những kẻ nịnh hót ta ở đâu ? Chúng biến mất cả rồi ư ? Ai còn nhớ tới ta ? Những bạn thân thiết của ta ở đâu ? Sao lại chỉ có mấy người nghĩa tín với ta cho đến chết vậy ? Chỉ có các ngươi chia sẻ cảnh lưu đày với ta hay sao ?- Chỉ còn một thời gian ngắn ngủi nữa là xác của ta sẽ bị chôn vùi xuống đất làm mồi cho sâu bọ. Cái khốn khổ của ta thật khác xa biết bao với cái thế giới bất diệt của Chúa Cứu Thế mà ngày nay người ta vẫn còn rao giảng, vẫn còn yêu quí, vẫn còn thờ lạy Ngài. Như vậy thì có phải là cái chết hay là sự sống. Nếu Ngài đã chết thì đó phải là cái chết của một Đức Chúa Trời”.
* Vâng, Chúa chết như một Đức Chúa Trời.
Trước khi chịu chết, Ngài đã nói thật rõ Ngài sẽ chết khi nào, chết ở đâu, chết như thế nào và chết do bàn tay của ai.
Ngài chết chỉ vì Ý của Thiên Chúa Cha muốn như thế và Ngài cho phép sự chết đến với Ngài khi Ngài muốn.
+ Nhiều lần chính những người Do Thái đã muốn giết Ngài, nhưng Ngài đã chẳng hề hấn gì.
+ Hêrôđê bắn tiếng đe dọa Ngài, Ngài thẳng thắn trả lời cho ông ta biết: “Hãy về bảo cho con cáo già đó là giờ của Ta chưa đến” (Lc 13,32).
+ Tại vườn cây dầu, ba lần quân lính đã ngã xuống đất khi Ngài mới chỉ xác nhận “Ta đây”.
+Trước mặt quan tổng trấn Philatô.....Chúa đã thẳng thắn trả lời cho Ông: “Nếu từ trên chẳng ban cho ông thì ông chẳng có quyền gì đối với tôi” (Ga 19,11)
+ “Ta có quyền thí mạng sống để rồi lấy lại” (Ga 10,17)
2. Chúa đã chết như một Đức Chúa trời và cũng đã sống lại như một Đức Chúa Trời.
* Trước khi chết Ngài đã làm những phép lạ dọn đường:
+ Cho con gái ông Giairô vừa chết được sống lại.
+ Cho người thanh niên con một bà góa thành Naim đã chết đang được đem đi chôn sống lại.
+ Và đặc biệt nhất là phép lạ cho Lazarô đã chết, đã chôn được 4 ngày sống lại.
* Ngài đã tuyên bố thật rõ ràng và dứt khoát
+ “Như Giona ở trong bụng cá ba ngày thế nào thì Con người cũng ở trong lòng đất ba ngày như vậy” (Mt 12,40)
+ “Cứ phá hủy đền thờ này đi nội trong ba ngày ta sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19)
Vâng Ngài đã sống lại thật như lời Ngài đã nói. Đó là một sự thật còn được rao giảng cho mọi người cho đến hôm nay.
Renan: “Ngoài sự thật thì chẳng có gì đứng vững. Mọi điều có liên hệ với sự thật cùng thế. Chúng như một vốn thật nhỏ bé, nhưng khi đã liên hệ với sự thật thì nó sẽ không bao giờ bị hao hụt đi. Trái lại, giả trá sẽ sụp đổ vì nó không có nền tảng. Sự thật tuy là một lâu đài nhỏ như được xây trên nền tảng cốt sắt cứ cao lên mãi”.. D.Rops: “Đó là một điều đáng kể”
II. Lịch sử thuật lại rằng: Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng hẳn về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì. Vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh: “Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều”.
Tên lính trẻ được lệnh, nhảy thót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng là có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả: thế trận hoàn toàn thay đổi. Quân của Napoléon toàn thắng một cách bất ngờ. Nhưng ngay sau đó, hoàng đế Napoléon sai bắt tên lính kèn kia lại, và khiển trách y rất nặng nề về tội bất tuân thượng lệnh. Anh lính bình tĩnh tâu: “Muôn tâu đức vua, từ khi được theo bước chân ngài trong binh lửa, và chiến đấu trăm trận đều trăm thắng cho nên hạ thần đã quên hẳn bài kèn rút lui rồi!”
Kính thưa anh chị em!
Quyền năng của Chúa Phục Sinh hôm nay đã tỏa lan trên toàn thân thể mầu nhiệm của Ngài trong đó có cả chúng ta. Không một quyền lực nào có thể ngăn cản được sự đắc thắng ấy.
Trong thư gửi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô đã viết: “Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng hằng cho chúng ta được tham dự cuộc khải hoàn trong Đức Kitô”.(2 Cr 2,14). và Ngài cũng viết cho môn đệ yêu quí của mình là Timôthê thế này: “Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần khí làm ta nhút nhát, nhưng là Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ”. (2Tm 1,7).
Hãy cảm tạ Chúa và tiến bước trong tinh thần đắc thắng:
Xin được kết thúc bằng lời cầu nguyện của Mẹ thánh Têrêsa:
“Lạy Chúa, Chúa đã chịu chết và sống lại, xin dạy chúng con biết chiến đấu trong cuộc chiến mỗi ngày để được sống dồi dào hơn.
Chúa đã khiêm tốn và kiên trì nhận lấy những thất bại trong cuộc đời cũng như mọi đau khổ của Thập giá, xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách chúng con phải gánh chịu mỗi ngày thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến và trở nên giống Chúa hơn.
Xin dạy cho chúng con biết rằng chúng con không thể nên hoàn thiện nếu như không biết từ bỏ chính mình cũng như những ước muốn ích kỷ của mình.
Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha, là hy vọng hạnh phúc bất diệt, là ngọn lửa tình yêu nồng nàn.
Xin lấy niềm vui của Chúa mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ và trở thành mối dây yêu thương, bình an và hiệp nhất giữa mọi người. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Lễ các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 29 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 28 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 27 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 26 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 25 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống
-
Bài giảng Chúa nhật ngày 06/08: Lễ Chúa Hiển Dung -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B