Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 mùa Vọng Năm A
Mt 3,1-12
“Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. (Mt 3,1)
Lời Chúa trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe kêu gọi mọi người hãy “Sám Hối”
Lý do phải sám hối vì Nước Trời đã đến gần.
1. Sám hối là gì?
Sám hối là một đề tài lớn trong Kinh Thánh nhất là trong lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả và của Chúa Giêsu.
Có thể nói Lịch sử dân Chúa là một cuộc sám hối trường kỳ. Cứ mỗi lần con cái Chúa sai lạc lầm lỗi thì Chúa lại sai tiên tri đến kêu gọi họ ăn năn sám hối.
Vậy Sám Hối cụ thể là gì?
Một cách đơn giản dễ hiểu: Sám hối là danh từ của động từ có nghĩa là quay lại. Sám hối là bỏ điều dữ và quay lại cùng Thiên Chúa, thay đổi cách ăn nết ở, cải tạo đời sống luân lý và tôn giáo của toàn dân tộc hoặc của cá nhân. Học giả Montefiore đã viết: “Đối với các rabbi, bản chất của sự sám hối là ở chỗ hoàn toàn thay đổi tâm trí, từ đó đem lại sự thay đổi trong cuộc sống và trong cách cư xử”
Trong mục “Dừng Chân “ trên một tờ báo Công giáo Dân tộc số ra ngày 24.9.1999, tác giả Hồng Ngọc ghi lại câu chuyện được một linh mục ở Long Xuyên kể như sau:
Có một nữ tín đồ Hoà hảo đem lòng yêu một chàng trai Công giáo, đến khi có con mới hay chàng ta đã có vợ. Biết mình làm tan vỡ cuộc sống gia đình một phụ nữ khác, chị tự cắt đứt quan hệ với kẻ đa tình kia và chấp nhận một mình nuôi con. Nhưng lương tâm cắn rứt. Chị thấy mình phải đền tội vì đã khiến cho một người vợ, một người mẹ phải đau khổ. Chị quyết định thực hành việc sám hối ăn năn bằng cách nhận một bệnh nhân về nhà săn sóc. Còn gì nhọc nhằn hơn cho việc phục vụ nuôi nấng một người điên. Người tín đồ Hoà hảo ấy đang thanh luyện mình trong vất vả nhọc nhằn, và lạ thay mỗi ngày chị lại thấy nhẹ nhõm và thanh thản hơn. Có lẽ chưa hẳn khỏi bị lương tâm đang cắn rứt, nhưng tình thương dành cho người bệnh đang biến đổi dần con người chị, đưa chị từ nỗi đau đớn dằn vặt nghiêm trọng đến niềm vui của một người sống có ích.
Lòng sám hối luôn đi kèm với quyết tâm cải thiện, nghĩa là tích cực cải thiện đời sống bằng những hành động cụ thể.
Khi đám đông nghe thấy Gioan Tẩy giả rao giảng sự sám hối, họ đã hỏi ngài: “Chúng tôi phải làm gì dây?”. Thánh nhân trả lời: “Ai có hai áo hãy chia cho người không có, ai có gì ăn hãy cũng làm như vậy “, và với những người thu thuế ngài bảo “đừng đòi hỏi những gì quá mức cho mình”, với các binh sĩ thánh nhân cũng kêu gọi “đừng hà hiếp ai cũng đừng tống tiền người ta”.
2. Thế nào là một lòng sám hối chân thành?
Sám hối đòi buộc phải có tấm lòng chân thành bằng không thì nó sẽ trở thành một thứ giả hình. Chúa Giêsu đã nhiều lần lên án loại giả hình này. Lòng chân thành có nghĩa là sự phản ánh trung thực mọi mặt trong đời sống.
Buổi sáng như thường lệ, ông Alfes vừa thưởng thức ly cà phê nóng, vừa liếc nhìn qua những tựa lớn trên tờ nhật báo trước khi đi làm.
Hôm ấy ông hoảng hốt khi đọc thấy bản tin trên báo nói về cái chết của ông. Có lẽ người ta đã in lầm tên của ông với tên của một người nào đó chăng. Nhưng rồi với tính tò mò, ông cố đọc xem người ta nói gì về ông sau khi ông chết. Bản tin mang tựa đề lớn in chữ đậm viết: “ông vua lựu đạn qua đời”. Ông càng sửng sốt hơn nữa khi đọc hết bản tin. Người ta đã mô tả ông như người buôn bán cái chết.
Thật vậy, ông Alfes chính là người đầu tiên phát minh ra lựu đạn giết người. Ông mở xưởng sản xuất lựu đạn và trở nên nhà tỷ phú bằng cái chết của biết bao nhiêu người. Giờ đây ông như người tỉnh ngộ sau cơn mê. Thì ra với vũ khí giết người đó, ông chính là người lái buôn của sự chết. Ông tự hỏi mình: tôi có nên tiếp tục cái nghề không lành mạnh này không. Tôi có muốn xuống mồ với cái danh hiệu là người buôn bán sự chết không? Ông cảm thấy như có một sức sống mới trào dâng trong tâm hồn. Nó mãnh liệt hơn cả sức mạnh phá huỷ sự sống của những lựu đạn mà chính ông đã phát minh ra.
Thời giờ của Chúa đã điểm trong tâm hồn của ông, đó là giờ của ơn cứu độ, của tỉnh thức, giờ của giác ngộ và thống hối. Từ ngày đó Alfes nhất định thay đổi lối sống, ông tận dụng dùng tất cả những sinh lực còn lại cũng như cái gia sản khổng lồ mà ông đã thu được vào công cuộc thăng tiến con người và kiến tạo hòa bình.
Quả thực, ông Alfes đã được ghi vào lịch sử không phải với danh hiệu người lái buôn sự chết nữa nhưng là người sáng lập giải thưởng hòa bình Nobel. Bởi vì quý danh của ông là Alfes Nobel.
Đây có thể được coi là tấm gương cụ thể cho lòng sám hối chân thành.
3. Phần chúng ta hôm nay, thử hỏi chúng ta có cần sám hối không?
Đây là kinh nghiệm bản thân của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII.
Ngài đã ghi lại ngày 11-8-1961 trong “Tâm hồn nhật ký’:
“Xưng tội hằng tuần là việc tôi làm suốt đời...
“Tội nghịch đức trong sạch? Suốt đời không bao giờ có lỗi trọng, hoặc vì cá nhân hoặc vì thân thiện với ai. Dù do mắt, dù do tay chân, dù do hình ảnh cám dỗ không bao giờ có. Đó là ơn Chúa nâng đỡ sự yếu hèn của tôi, và tôi tin ở Chúa sẽ tiếp tục bảo vệ tôi đến giây phút sau cùng.
“Tội nghịch đức khiêm nhường? Tôi tôn thờ và hằng thực hiện thực này. Tuy nhiên, khi bị coi thường, thâm tâm vẫn còn phản ứng. Phản ứng này tôi xin âm thầm giữ trong bụng để học tập thêm đức nhẫn nại, để thêm dịp đền tội, và cũng là phương thế để đền tội thế gian.
“Đối với đức bác ái? Tuy ít gặp khó khăn về điểm này, thế nhưng lắm lúc cũng là dịp hãm mình, vì lắm lúc xuýt mất nhẫn nại và do dó, có thể có một hai kẻ vô tình đã phải gánh chịu đau khổ.
“Xúc phạm? Ai biết được bao lần mình đã lỗi luật Chúa và luật Hội Thánh. Thực nhiều vô kể! Tuy nhiên, tôi không cả lòng trong sự nặng, ngay cả trong sự nhẹ. Lòng trí tôi hằng quý mến luật của Chúa, luật Hội thánh và luật đời; nhất là tôi hằng cẩn thận giữ gìn để làm gương cho thuộc hạ, để “xây dựng giáo sĩ và giáo dân”.
“Nếu có lỗi, tôi đã xưng tội, đã dốc lòng sửa chữa, và càng cao tuổi, tôi càng hằng cố gắng giữ các thứ luật cách chín chắn.
“Sơ suất? Thế nào cũng lắm sơ xuất vì bao nhiệm vụ của đời mục vụ và hiện nay của một Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô: Cả cuộc sống dài 80 tuổi với bao nhiêu “lỗi lầm sơ suất”, tôi đã thú nhận tất cả hồi sáng nay với Đức Giám mục Cavagna, người giải tội thường xuyên của tôi, ngay nơi phòng này, nơi mà các vị tiền nhiệm Piô XI, Piô XII ở? Và riêng Đức Piô XII đã chết, ngày 9-10-1958...
“Xin Chúa Giêsu hằng thương xót con là kẻ có tội, con hằng tin tưởng ở sự đại từ bi vĩnh cửu của Chúa”. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Lễ các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 29 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 28 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 27 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 26 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 25 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống
-
Bài giảng Chúa nhật ngày 06/08: Lễ Chúa Hiển Dung -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Phục sinh -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B