Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Thường niên năm B
Mc 1,21-28
“Người giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền,
chứ không như các kinh sư.”(Mc 1,22)
Trong cuộc sống có một số người được Thiên Chúa ban cho một sự hấp dẫn làm cho những người khác muốn đi theo mình.
Vua Napoléon xưa là một thí dụ. Có lần ông đã tự hào nói về mình như thế này: “Người ta chỉ cần nhìn ánh sáng nơi con mắt của tôi, nghe âm giọng của tôi và chỉ cần nghe một lời từ miệng tôi nói ra thì lập tức ngọn lửa linh thiêng sẽ bùng cháy lên trong lòng họ. Thực sự tôi đã nắm được bí quyết của một năng lực ma thuật có thể lay chuyển được tâm hồn những người khác”
Quả đúng là Napoléon đã chiếm hữu được quyền năng ấy.
Những rồi cũng chính ông ta đã thích thú thêm vào những lời lẽ đầy tự hào trên câu này: “Đức Kitô cũng đã có được quyền năng ấy nhưng ở một cấp độ vô cùng to lớn hơn”
Chúng ta không có được cái diễm phúc sống vào thời đại của Chúa Giêsu
- để được thấy cái nhìn của Chúa
- để được nghe những âm kỳ diệu từ miệng Chúa nói ra
- để được nghe thấy những lời rất ngọt ngào nhưng đôi khi cũng rất đanh thép của Chúa Giêsu.
- để được thấy cách Chúa cư xử
- để được cảm nghiệm thấy một sức lôi cuốn đến lạ lùng của Chúa...một sự lôi cuốn mà những người khác không ai có được.
Chúng ta không có phúc nhưng có những người khác đã có phúc. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại: Sau khi được nghe Chúa giảng họ đã có cảm nghĩ như thế này: “Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như những luật sĩ”(Mc 1,27)
Tại sao thế ?
Vậy lời dạy dỗ của Chúa Giêsu khác với lời dạy dỗ của các luật sĩ.
Khác ở chỗ nào ? Vì Ngài giảng dạy cách có uy quyền.
Các luật sĩ không ai có được uy quyền như Chúa.
Họ không có quyền để tự quyết định một điều gì cả. Những điều họ dạy, họ nói đều phải “căn cứ theo những lời dạy có sẵn trong luật” .
Gặp một điều gì không có trong luật hay có nhưng chưa được rõ ràng thì họ phải cậy dựa vào những bậc thầy về luật pháp mà thiên đã coi trọng trong quá khứ tức là những tập tục của tiền nhân để giải quyết.
Việc cuối cùng mà họ chẳng bao giờ làm được là đưa ra một phán đoán có tính cách cá nhân, độc lập.
Rõ ràng là họ khác xa với Chúa Giêsu.
Còn Chúa khi Chúa giảng dạy, Ngài nói như trên Ngài không có một quyền nào khác cao hơn nữa. “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy”(Mt 28,18)
Ngài hoàn toàn độc lập khi phát biểu.
Ngài không trích dẫn, không dựa vào quyền uy của một chuyên viên nào cả, Ngài nói bằng giọng dứt khoát của chính Thiên Chúa.
Dân chúng khi nghe những lời giảng dạy như vậy thì chẳng khác nào họ được hưởng một làn gió dịu mát từ Thiên Đàng thổi tới. Những lời lẽ hết sức khẳng định và tích cực của Chúa Giêsu trái ngược hẳn lời trích dẫn của các luật sĩ của người Do thái
Giọng nói đầy uy quyền với sắc thái cá nhân cứ ngân vang, và chính giọng nói ấy đã bắt người nghe phải qui phục.
a/ Như vậy chúng ta thấy vì các luật sĩ chỉ là những con người cho nên họ chỉ có thể gây cho người khác sự phấn kích - chỉ có thể ảnh hưởng về tâm lý.
Còn Chúa thì khác. Ngài là Đấng thánh của Thiên Chúa. Chính ma quỉ cũng phải run sợ mà thốt lên: “Hỡi Ông Giêsu Nagiareth, giữa chúng tôi và Ông có chuyện gì - Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao ? Chúng tôi biết Ông là ai rồi - Là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24) cho nên lời dạy của Chúa đầy ắp uy quyền, điều đó cũng không lạ lùng gì.
b/ Các luật sĩ chỉ là những con người, cho nên họ chỉ có thể
- hâm nóng nhiệt tình
- kích động lòng hăng say
- khơi dậy niềm cảm xúc
- kích thích trí tưởng tượng
Họ không thể ban năng lực và sức mạnh riêng của họ cho người khác.
Nếu thực sự có một sự thay đổi nào nơi những người nghe họ thì sự thay đổi đó không phải là do họ mà là do năng lực và gắng sức của những người nghe.
+ Còn đối với Chúa thì sao ?
Thật hoàn toàn khác xa
Chúa có thể đặt tinh thần của Ngài vào trong mỗi người
Chúa có thể chia sẻ quyền năng của Ngài cho họ
Chúa có thể bước vào tâm trí người ta để giúp người ta làm được những điều mà tự sức họ họ không thể nào làm được.
Đây là câu chuyện của thánh Grêgôriô Tử Đạo năm 1314:
Nhà Vua cho xiềng xích và giam ngài vào ngục.
Ngài coi như không có chuyện gì xảy ra.
Nhà Vua cho cột ngài vào bánh xe có mũi nhọn và dao bén rồi cho xoay vòng.
Ngài vẫn hân hoan vui sướng.
Nhà vua truyền ném ngài vạc dầu sôi,
Chúa đã làm phép lạ để cứu ngài.
Thấy nhục hình đều vô hiệu, nhà vua thay đổi chiến thuật....dụ ngọt rồi khuyên nhủ.
Thánh nhân xin được đưa đến đền thờ.
Tưởng là thành công cho nên nhà vua cho triệu tập dân chúng lại, dọn sẵn lễ vật cho Grêgôriô dâng kính các ngẫu thần.
Grêgôriô đến trước tượng thần Appolo và nói:
- Ngươi có phải là Thiên Chúa để cho chúng tôi dâng lễ vật không ?
- Không! Tôi không phải là Thiên Chúa.
Grêgôriô làm dấu Thánh giá và tượng thần sụp đổ vỡ ra tan tành từng mảnh trước mặt mọi người.
Mọi người run sợ. Để khỏi mất mặt với thần dân, nhà vua cho chém đầu thánh nhân.
Vâng, đúng là như thế. Và đó là cái khác to lớn giữa Chúa và người con người ...luật sĩ hay bất cứ một nhà lãnh đạo nào với Chúa Giêsu
C- Phần ta
Làm sao mà cuộc sống của tôi được trở nên tốt hơn ?.
Trong một thiên khảo luận, Ralp Waldo Emerson có ghi: “Điều cần thiết chính yếu trong cuộc sống của mỗi người chính là tìm được một ai đó có khả năng giúp ta làm được những gì ta muốn làm”
Và những lời sau đây nữa: có nhiều việc ta muốn làm nhưng 1/2 việc đó là ta muốn làm cho cuộc sống của ta có một ý nghĩa và được sống thực sự hạnh phúc hơn.
Nhưng thử hỏi: Ai ?
Không ai khác ngoài Chúa Giêsu
Nhưng làm sao để ta có thể có được Ngài ?
Điều duy nhất mà Chúa không thể làm được cho ta đó là Ngài không thể cởi mở tâm hoàn cho ta nếu ta không muốn.
Nhìn hình ảnh của Ngài ở giữa đám đông quần chúng vây quanh - dọc theo bờ biển - Edward Farrel đã phải thốt lên những lời như thế này: “Người là ai ? Trông sáng ngời đến kinh khiếp - đang nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mỏi mòn, đôi mắt như tìm kiếm chính linh hồn chúng tôi. Người là ai mà thấy được tư tưởng, đọc được tâm hồn sâu kín của chúng tôi bằng ánh mắt yêu thương, thông suốt...như muốn nói rằng: “Ta chẳng muốn gì ngoài bản thân của con”
Vâng hãy để Chúa chiếm lĩnh tâm hồn bạn chiếm lĩnh một cách trọn vẹn, bạn sẽ thấy được được những điều kỳ diệu mà Ngài làm cho bạn, đẹp đến tuyệt vời. Amen.
Lm. Giuse Đinh Tất Quý
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm C
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Lễ Thánh Gia năm C -
Lễ Chúa Giáng Sinh (Lễ Đêm) -
Lễ Chúa Giáng Sinh: Lễ Rạng Đông -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 34 Thường niên năm B - Chúa Kitô Vua -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Lễ các thánh tử đạo Việt Nam
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật ngày 06/08: Lễ Chúa Hiển Dung
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Phục sinh -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B