Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 26 Thường niên năm B
Mc 9,38-43.45.47-48
"Quả thật, ai không chống lại chúng ta
là ủng hộ chúng ta" (Mc 9,40)
Kính thưa anh chị em.
Công đồng Vaticano II: “Con người đã và còn đang đưa ra những quan niệm về chính mình nhưng dù tin hay không tin thì dường như tất cả đều có chung một điểm như sau: Đó là mọi vật trên địa cầu cần phải được hướng về con người như trung tâm và tột điểm của chúng.”
I. Con người đã trở thành một giá trị xứng đáng để được phục vụ.
Con người phải trở thành đối tượng cho chính sự phục vụ của con người.
* Xét về phương diện vật chất thì quả thực con người chẳng đáng giá là bao. Bác sĩ F.E. Lawsen phân tích một con người có trọng lượng là 70 kilos thì thấy một kết quả như sau:
- Nước # 45 lít
- Chất béo đủ để làm được 7 cục savon nhỏ
- Than đủ làm được 9000 ruột viết chì
- Chất lân (Phospho) đủ để làm 2000 cây diêm quẹt.
- Vôi đủ quét được một bức tường 4m vuông.
- Một ít muối đủ tra được một nồi canh nhỏ.
Tổng cộng lại được chừng 5USD
* Xét như thế thì cái cao quí thực sự của con người không nằm ở trong những giá trị vật chất mà chính là vì con người được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. Con người là con của Thiên Chúa cho nên con người phải là đối tượng cho sự phục vụ của Thiên Chúa và của chính con người: “Thầy đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ. Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào”
Bởi thế mà mọi sự phục vụ cho con người một cách chính đáng đều được Chúa đề cao….bất kể nó phát xuất từ đâu, do những người nào.
1. Ở chỗ này thì ta thấy quan niệm của Chúa khác của các môn đệ
a- Quan niệm của các môn đệ : hẹp hòi, phe nhóm
“Thưa Thầy chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỉ, chúng con đã cố ngăn cấm vì người ấy không theo chúng ta”(Mc 9,38) Gioan nói những lời đó ngay sau khi Chúa tặng cho ông cái tước hiệu là “Con của sấm sét”.
Đây quả là một điều đáng ngạc nhiên.
Chính điều đó bộc lộ ra cho chúng ta thấy sự bất bao dung nào đó nơi nhóm 12. Rõ ràng là đầu óc của họ chưa thể dung nạp bất kỳ một người nào đó không cùng một phe nhóm với mình.
b- Với Chúa Giêsu thì không như thế: Ngài có một tinh thần cởi mở và bao dung hơn nhiều
Ngài không chấp nhận cái tinh thần gọi là “pháo đài” trong Giáo Hội của Ngài.
Ngài nhắc nhở các môn để phải biết cởi mở ra với mọi người anh em lân cận (c.39).
Ngài truyền cho họ phải mở rộng cánh tay để đón tiếp đến tối đa những ai không công khai thù địch với mình: “Ai không chống lại với ta thì người đó ủng hộ ta “ (c 40)
Và sau đó Chúa còn đi xa hơn. Bằng thí dụ về ly nước Ngài còn cho thấy nhưng ai nhân danh Ngài mà làm một việc rất nhỏ thôi thì cũng xứng đáng được Ngài ghi công và sẽ xứng đáng được phần thưởng nước Trời “Ai cho anh em uống một ly nước vì cớ anh em thuộc về Đức Kitô thì Thầy bảo thật anh em , người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”
Đây thật là một giáo lý rất cao cả về sự bao dung theo quan điểm của Chúa.
Mọi hành vi phục vụ con người vì Chúa đều được Chúa ghi công và xứng đáng với phần thưởng Nước Trời bất kể nó phát xuất từ ai và lúc nào.
II. Con người còn là đối tượng phải được bảo vệ.
1. Lời của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay với một cung giọng nghiêm khắc khác thường làm cho nhiều người cảm thấy như nó quá cứng cỏi nếu không nói là tàn bạo.
- Điệp khúc: “Làm cớ sa ngã” được nhắc đi nhắc lại tới 4 lần và lần nào cũng kèm theo những lời cảnh cáo khắt khe khiến chúng ta thấy tính cách nghiêm trọng của vấn đề.
- Chúa nói như thế để làm gì? - Rõ ràng Chúa muốn đứng về phía những ai tin Chúa và bảo vệ họ. Không phải bảo vệ họ khỏi những hiểm nguy của thân xác mà bảo vệ cái giá trị đích thực của cuộc sống làm con của Thiên Chúa nơi mỗi kẻ tin Ngài.
2. Giúp người thì sẽ được phần thường đời đời, nhưng còn việc làm gương mù gương xấu khiến cho một anh em yếu đuối vấp phạm thì sao? Chúa lên án với những lời hết sức nghiêm khắc.
Tại Palestine có hai loại cối: cối đá xay bằng tay mà phụ nữ dùng trong nhà. Và loại cối đá lớn đến nỗi phải cột một con lừa hay một con bò mới kéo nổi. Loại cối đá mà Chúa nói ở đây là loại lớn. Bị ném xuống biển với một thớt cối như thế cột vào người, chắc chắn không hy vọng trở về. Thật ra, đây là cách xử tử được áp dụng tại cả Rôma lẫn Palestine ngày xưa. Sử gia Josephus kể rằng: lúc một số người Galilêa thành công trong cuộc nổi dậy, họ bắt những người thuộc đảng Hêrôđê và ném họ xuống biển hồ theo cách này.
Tự mình phạm tội đã là chuyện khủng khiếp rồi, nhưng làm cớ cho kẻ khác phạm tội, lại càng vô cùng tệ hại hơn. O. Henry, nhà văn Mỹ lừng danh về truyện ngắn đã sáng tác câu chuyện về một em bé gái mồ côi mẹ như thế này. Cha cô bé có thói quen mỗi khi đi làm về là ngồi ngay xuống ghế, mở cặp, lôi giấy tờ ra, đốt ống điếu và gác chân lên ngăn kệ đặt gần lò sưởi. Một lần kia con ông là một bé gái mở cửa bước vào. Em xin ông chơi đùa với em một lát vì em cảm thấy rất cô đơn. Lần này cũng như lần khác ông bảo ông mệt lắm, hãy để cho ông yên. Và ông bảo em hãy ra đường mà chơi. Thế là cô đi ra chơi ngoài đường, và truyện không tránh được đã xảy ra là em đã trở thành một cô gái đứng đường. Thời gian trôi qua, ông bố chết và cô cũng chết. Linh hồn cô được đưa lên đến Thiên Đàng. Thánh Phêrô vừa trông thấy cô liền thưa với Chúa Giêsu
- Thưa Thầy, đây là cô gái thật xấu nết. Con nghĩ phải đưa thẳng cô xuống hỏa ngục.
Nhưng Chúa Giêsu ôn tồn đáp
- Không, hãy cho cô ấy vào.
Rồi đôi mắt ngài trở nên nghiêm nghị
- Và con hãy đi tìm người cha đã từ chối không chịu chơi đùa với con gái nhỏ của mình, đuổi nó ra thiên đường, và đưa hắn xuống hỏa ngục.
Thiên Chúa không nghiêm khắc đối với tội nhân, nhưng sẽ hết sức nghiêm khắc đối với những kẻ đã khiến cho người khác dễ dàng sa vào tội lỗi, dù kẻ đó vô tình hay cố ý, đã đặt một tảng đá làm cớ vấp chân trên lối đi của một người anh em yếu đuối hơn mình.
Một tác giả Pháp: Ô Henri Gougaud có viết lên một bài thơ đại ý như sau:
Khi một người hành khất chìa tay ra cho anh
để xin anh một xu,
Anh cho hắn một xu và hắn nói cám ơn.
Anh nghĩ rằng đó là chuyện tất nhiên.
Rằng đó là cái trật tự tự nhiên của thế kỷ này.
Nhưng thực ra khi một người hành khất chìa tay cho anh
thì chính là để giúp anh ra khỏi một cái gì đó…
Ra khỏi cái thế giới vô tâm của anh,
Ra khỏi giấc mê ngủ của anh
Ra khỏi sự nghèo nàn riêng tư của anh.
Những người hành khất
Là những người ban phát vô hình”
bài liên quan mới nhất
- Lễ Chúa Giáng Sinh (Lễ Đêm)
-
Lễ Chúa Giáng Sinh: Lễ Rạng Đông -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 34 Thường niên năm B - Chúa Kitô Vua -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Lễ các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 31 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật ngày 06/08: Lễ Chúa Hiển Dung
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Phục sinh -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B