Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 26 Thường niên năm A
Mt 21, 28-32
“Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”(Mt 21,32)
Anh chị em thân mến,
Suốt mấy tuần vừa qua, chúng ta đã nói với nhau về những đức tính cần có trong đời sống cộng đoàn. Bắt đầu từ hôm nay chúng ta nói với nhau về một vấn đề khác, cũng liên quan tới địa vị làm con Thiên Chúa, nhưng dưới một khía cạnh tích cực hơn: “Chúng ta phải sống như thế nào để xứng với địa vị làm con Thiên Chúa của chúng ta ?”.
A- Chúng ta hãy nghe bài dụ ngôn hôm nay:
Một người kia có hai người con. Hai người con, con của cùng một người cha. Ở đây chúng ta thấy Chúa cố ý không đề cập đến địa vị hay ngôi thứ của hai người con này. Chúa làm như thế với một chủ ý rõ rệt là cho người ta thấy trong cương vị làm cha thì ông dành cho hai người con một tình yêu y như nhau, và đồng thời cũng cho chúng ta thấy trong cương vị làm con thì cả hai đều có một giá trị như nhau trước mặt cha của mình.
Để anh chị em hiểu rõ được điều này, tôi xin lấy một thí dụ. Đây là thí dụ nằm ở trong kho tàng văn chương của chúng ta. Truyện kể như thế này. Có một ông nhà nho kia có đến hai bà vợ. Thông thường thì chúng ta thấy trong hai bà thì phải có một bà làm “cả” một bà làm “lẽ” hay “thứ”. Nhưng đối với ông nhà nho này thì ông ta muốn coi hai bà vợ như nhau, không bà nào hơn, không bà nào kém. Chính vì thế mà một hôm khi có người hỏi ông bà nào là cả bà nào là thứ thì ông trả lời “Cả hai vợ đều là vợ cả” Một câu trả lời có tính cách chơi chữ nhưng nó cũng nói lên được một cái gì có tích cách “cào bằng” trong ý nghĩa về một thực tế trong cuộc sống của người này.
Vậy thì trong dụ ngôn hai người con, chúng ta cũng thấy một ý nghĩa tương tự như thế. Cả hai người con đều là “con cả” và cùng là con của một người cha. Người cha này yêu thương hai người con y như nhau....đối xử với hai người một cách đồng đều. Và khi đã cư xử như thế thì chắc chắn ông cũng thầm mong là ông sẽ được cả hai người đáp lại tình yêu của mình cũng bằng một tình như nhau.
Mong thì là như thế, nhưng trong thực tế có được như vậy hay không thì lại là một truyện khác.
Lúc đầu khi ông kêu gọi người con thứ nhất. Nó đã đáp lại một cách cộc cằn và cứ bên ngoài mà xét thì nó thật đáng lên án. Nhưng sau đó nó hối hận rồi nó sửa lại lỗi lầm của mình không phải bằng lời nói nhưng bằng việc làm. “Nó hối hận và đi làm”(Mt 21,29).
Sau đó người cha cũng nói những lời y hệt như thế với người con thứ hai. Thái độ lúc đầu của người con thứ hai thật dễ thương “Vâng, thưa cha, con đi”(Mt 21,30). Thật là đẹp tuyệt vời. Và cứ theo cách bên ngoài mà nói thì chắc là chúng ta phải khen người con thứ hai này. Thế nhưng những cái đẹp ban đầu đó lại không được tiếp tục đẹp. Nó đã nhanh chóng đổi chiều. Người con thứ hai đã nuốt lời một cách không hổ thẹn.
Như vậy chúng ta thấy cả hai người con cùng được mời gọi bởi cùng một người cha....để làm cùng một công việc và làm trong cùng một vườn nho.
Thế nhưng, bằng ấy cái cùng chưa đủ để có thêm những cái cùng khác:
Qua hai cách đối xử của hai người con, người ta đã được chứng kiến một sự đảo lộn giá trị đáng cho chúng ta phải suy nghĩ.
Cái mà người ta tưởng là xấu lại biến thành tốt và cái mà người ta tưởng là tốt lại trở thành tồi tệ.
Kết thúc câu chuyện Chúa Giêsu đòi những người nghe phải tự lượng giá. Và câu trả lời đã đúng như Chúa mong đợi.
Nếu câu truyện kết thúc ở đây thì có lẽ chúng ta chẳng có gì phải bàn thêm. Đàng này sau khi nhận được câu trả lời của những người nghe, Chúa đưa ra những lời cảnh cáo khá nặng. Chúa nói như thế nào thì tất cả chúng ta đã nghe.
B. Chúng ta tự hỏi: Chúa nhắm điều gì khi đưa ra những lời cảnh cáo nặng như thế ? Ai là hiện thân cho người con thứ nhất và ai là hiện thân cho người con thứ ai và ai là hiện thân cho người cha trong câu chuyện.
Chúa không đưa ra một câu trả lời làm sẵn. Nhưng rõ ràng Chúa muốn vẽ ra một bức tranh gồm hai hạng người mà cả hai đều bất toàn mặc dầu trong đó có một hạng tốt hơn. Rõ ràng trong câu truyện này cả hai người con đều không làm hài lòng người cha vì cả hai đều không làm cho ông có được một niềm vui trọn vẹn. Hạng người thứ nhất là hạng người làm nhiều hơn là nói. Hạng người thứ hai là những người chỉ nói mà không làm. Họ hứa thật nhiều nhưng làm thì chẳng có gì cả.
Vậy người con hoàn hảo đối với Chúa là người con nào ? Thưa là người sẵn sàng chấp nhận mệnh lệnh của cha với thái độ vâng phục và kính trọng, chấp nhận trọn vẹn và không thắc mắc. Chúng ta có thể nói họ là những người mà lời nói và làm luôn đi đôi với nhau. Đây mới là những người mà Thiên Chúa mong đợi.
Nhưng ai là những người như thế ?
Chẳng cần phải dài dòng chúng ta cũng có thể tìm ra câu trả lời. Đó là những người hết lòng yêu mến Chúa đồng thời cũng hết lòng yêu mến anh em đồng loại của mình.
+ Bây giờ đến lượt chúng ta:
Tôi phải làm gì trước những đòi hỏi của Chúa ?
- Đối với Chúa
Một linh mục ở một xứ đạo kia khi làm thống kê trong họ đạo của mình đã hỏi một người chủ gia đình như sau:
- Ở nhà có bao giờ gia đình cầu nguyện chung với nhau không ?
- Thưa Cha chúng con không có giờ.
- Giả như anh và gia đình biết một người trong gia đình sẽ bị bệnh nếu không ai cầu nguyện cho người đó thì thử hỏi anh và gia đình có cầu nguyện không ?
- Ồ con đoán là lúc đó gia đình chúng con sẽ cầu nguyện.
- Giả như anh biết một ngày nào đó vì gia đình lơ là trong việc cầu nguyện mà một tai họa sẽ xảy đến cho gia đình thì lúc đó anh và gia đình có cầu nguyện không ?
- Tất nhiên là chúng con phải cầu nguyện rồi.
- Giả như mỗi ngày anh quên cầu nguyện, giáo luật sẽ phạt 5 dollars. Lúc đó anh và các con có dám sao lãng việc cầu nguyện không ?
- Chắc là chúng con sẽ cầu nguyện nhưng ý của những câu hỏi cha hỏi chúng con mãi như thế là gì ?
- Như vậy vấn đề ở đây không phải là không có thời giờ. Anh có thể tìm được thời giờ. Vấn đề ở đây là anh đã quá coi thường việc cầu nguyện: Coi thường hơn tiền bạc, hơn sức khỏe vv và vv. Như vậy vấn đề ở đây là anh và gia đình anh có thấy được những hồng ân Chúa ban cho anh cũng như gia đình anh qua việc cầu nguyện hay không. Nếu thấy được thì khỏi cần phải nói, không phải chỉ cầu nguyện mà chắc là anh sẽ còn làm hơn thế nữa. Còn nếu không thì chắc là chẳng bao giờ anh cầu nguyện dù chỉ là một kinh!
- Còn đối với những anh em của tôi thì sao ? Phải Yêu Thương họ.
Thánh Têrêxa HĐGS nói: “Lòng yêu mến không cốt ở những tình cảm, nhưng cốt ở việc làm”
Một vị Giám mục kiểm tra khả năng của một nhóm ứng viên xin lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Ngài hỏi:
- Bằng vào dấu chỉ nào các người khác nhận ra các con là người Công giáo ?
Không có tiếng trả lời. Rõ ràng không có ai ngờ một câu hỏi như thế. Vị Giám mục lập lại câu hỏi và ngài lập lại thêm một lần nữa, lần này ngài làm dấu thánh giá có ý mách nước cho các người dự tòng một câu trả lời đúng. Bất. chợt một ứng viên trả lời:
- Đó là “Tình yêu” .
Vị Giám mục rất ngạc nhiên! Khi ngài sắp mở miệng nói “Sai “, ngài bỗng kịp thời ngậm miệng lại.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Lễ các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 29 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 28 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 27 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 26 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 25 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống
-
Bài giảng Chúa nhật ngày 06/08: Lễ Chúa Hiển Dung -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Phục sinh -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B