Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 13 Thường niên năm C
Lc 9,51-62
"Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau,
thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa"(Lc 9,62).
Đoạn Tin Mừng này gồm hai chuyện:
1/ Chuyện một làng Samaria không đón tiếp Chúa Giêsu: Trước sự việc trái ý này, Gioan và Giacôbê biểu lộ những thói ấu trĩ rất tầm thường của con người:
- Đó là tính nóng nảy: hễ gặp chuyện không vừa ý là lập tức muốn trừng phạt.
- Thứ đến là óc bè phái: phân biệt bạn thù và hở một chút là muốn tiêu diệt kẻ thù.
- Cuối cùng là lạm dụng quyền hành: ỷ mình là môn đệ Chúa Giêsu nên muốn dùng lửa trời để thỏa mãn tính nóng giận cá nhân.
Con người thì thế còn Chúa thì sao?
Chúa Giêsu thì không như thế. Chúa không nóng giận, không muốn trừng phạt, không muốn tiêu diệt dù họ có thể là kẻ thù. "Nhưng Ðức Giêsu quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác. (Lc 9,55-56) Chúa xác định thật rõ: Con Người đến không phải để giết chết mà để cứu sống. Và sau đó Chúa tỏ thái độ nhường nhịn: làng này không tiếp mình thì sang làng khác.
Đó là cách ứng xử của Chúa. Chúng ta tự hỏi ngày hôm nay cách ứng xử như thế có còn hợp thời nữa hay không?
Có lẽ đối với với nhiều người thì KHÔNG, nhưng chắc không phải là tất cả vì sự nhường nhịn trong cuộc sống vẫn còn rất cần. Chúng ta đã chẳng thường nói với nhau: Một sự nhịn là chín sự lành đó sao!
Một ngày kia, Socrate có bạn đến rủ di sớm. Bà vợ ông la lối gầm thét om sòm. Ông vẫn thản nhiên. Khi ông bước ra đi, bà vợ lại đứng trên lầu đổ thau nước bẩn lên đần ông. Các bạn ông thấy vậy tỏ dấu bất bình phản đối. Nhưng Socrate chỉ cười, bảo: Rồi ông thản nhiên trở vào nhà thay áo.
Lần khác, ông mời các bạn đến dùng cơm ở nhà, không biết có chuyện gì, bà vợ bưng cả đồ ăn quẳng ra ngoài cửa sổ. Ông cũng vẫn như thường, tươi cười bảo:
- Thì "bả" muốn chúng mình ra ngoài sân ăn mát mẻ hơn!
Quá tức tối, bà vợ bèn vác chổi ra sân quơ luôn các đồ ăn. Ông biết trước, nên nắm tay áo các bạn lại và bảo:
- Ví dụ như các anh em ta đang ngồi ăn, rủi bị một con gà mái nhảy xổ vào làm văng cả bát đĩa, các anh có đi gây sự với nó không?
Nếu hai con dê gặp nhau nơi đoạn đường hẹp trên một dòng suối, chúng tàm gì? Chúng không thể quay lại và cùng không thể đi ngang qua nhau; vì không có một chỗ nhỏ để tránh. Theo bản năng, chúng biết nếu húc nhau, cả hai sẽ rơi xuống nước và chết đuối. Chung sẽ làm gì? Thiên nhiên đã dạy chúng: một con nằm xuống và con kia có thể bước qua. Kết quả là cả hai tới đích an toàn.
2/ Chuyện 3 người muốn làm môn đệ Chúa Giêsu:
Điều quan trọng trong những chuyện này không phải là những nhân vật mà là giáo huấn của Chúa Giêsu về những điều kiện để làm môn đệ Ngài.
- Người thứ nhất muốn đi theo Chúa Giêsu đến bất cứ nơi nào. Trường hợp này thường xảy ra trong xã hội thời đó: có những người vì ngưỡng mộ một rabbi nào đó nên bỏ gia đình và xin theo ở với rabbi đó trong một thời gian vài ba năm (Xem Ga 1,37-49)
Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thấy Ngài không giống như các rabbi: cuộc sống của Ngài là cuộc sống lang thang này đây mai đó. Vậy muốn làm môn đệ Chúa Giêsu phải biết sống giống Ngài: chấp nhận một cuộc sống vật chất không ổn định, có thể bị từ chối và còn có thể bị giết chết nữa.
- Người thứ hai: không phải cha người này vừa chết, nhưng ông ta vẫn còn sống. Ý người này là tuy cũng muốn theo Chúa Giêsu, nhưng xin một thời hạn chờ cho tới khi cha anh chết và được chôn cất xong xuôi rồi anh mới theo Ngài. Trong đầu anh đã có sẵn một ưu tiên: ưu tiên cho bổn phận hiếu thảo.
Chúa Giêsu nói: "Mặc cho kẻ chết chôn người chết": tiếng Pháp rõ nghĩa hơn "mặc cho les mortels chôn les morts" (nghĩa là mặc cho người phàm lo việc thế phàm. Hiểu ngầm người môn đệ Chúa Giêsu phải ưu tiên lo việc Nước Thiên Chúa trước trên cả những bổn phận đối với thân nhân. Không phải Chúa Giêsu coi nhẹ những bổn phận đối với gia đình (Mt 15,3-9) nhưng Ngài dạy rằng trong trường hợp có xung đột giữa hai bên thì môn đệ phải coi trọng Nước Thiên Chúa hơn.
- Lời xin của người thứ ba cũng giống lời xin của Êlisê (1.V 19,19-21). Lời đáp của Chúa Giêsu cũng khiến ta nhớ lúc đó Êlisê đang kéo cày "đầu ngoái lại sau" tức là còn luyến tiếc quá khứ. Như vậy muồn làm môn đệ Chúa là phải dứt khoát với quá khứ (của cải, địa vị vv...), hơn nữa phải có một con tim không san sẻ để chỉ còn lo cho Nước Thiên Chúa mà thôi.
Theo văn mạch: Chúa Giêsu sắp đi vào giai đoạn quyết liệt là chịu chết, sống lại và lên trời. Ngài muốn các môn đệ mình cũng phải đi cùng một hành trình như Ngài. Thế nhưng người ta có thể từ chối lời mời gọi của Ngài bằng nhiều cách: hoặc vì những thành kiến tôn giáo như dân làng Samaria; hoặc vì quá cậy dựa vào những bảo đảm vật chất, những quyến luyến gia đình và quyến luyến quá khứ.
Cuộc sống không ngừng đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa. Và chọn lựa nào cũng phải chịu thiệt thòi mất mát. Kẻ bắt cá hai tay vẫn luôn là người thua thiệt nhiều nhất.
Odette, một cô gái xinh đẹp sinh ra trong một gia đình quí tộc nước Bỉ, năm 17 tuổi cô quyết định đi tu, nhưng chỉ vài ngày sau khi lãnh áo dòng, cha mẹ cô đến bắt trở về. Từ lâu, ông bà đã có ý gả cô cho lãnh chúa Simon thuộc lâu đài gần đó.
Vốn biết cô con gái cưng không muốn lập gia đình nên cha mẹ cô đã âm thầm chuẩn bị hôn lễ, các thiệp mời đều được kín đáo gởi đi và sự chuẩn bị đều giữ bí mật cho đến giờ chót.
Một buổi sáng đẹp trời cô thức giấc vì sự ồn ào lạ thường của lâu đài. Vén màn nhìn qua cửa sổ, cô ngạc nhiên thấy xe hoa lộng lẫy đang tiến vào khuôn viên trước lâu đài. Hỏi han đầy tớ gái cô mới biết người ta đang chuẩn bị lễ cưới cho cô. Kế đó, các người hầu vào phòng trang điểm và mặc áo cưới cho cô, họ đưa cô xuống nhà nguyện tư của lâu đài. Nơi đây, có đông đủ quan khách, hàng giám mục của vùng và linh mục tuyên uý lâu đài đã nghiêm chỉnh chờ sẵn.
Nghi lễ đến phần giao ước. Vị chủ tế hỏi Odette có ưng nhận Simon làm chồng theo luật Giáo hội không? Cô dõng dạc tuyên bố:
- Con không nhận lãnh chúa Simon cũng như bất cứ người nào làm chồng bởi vì tình yêu và đức tin của con đã hiến dâng cho Chúa Kitô từ lâu rồi. Vì thế, không một tình yêu nào cho dù sự hăm dọa có thể tách con khỏi tình yêu Chúa Kitô là bạn trăm năm duy nhất của đời con."
Sáng hôm sau, không thấy con gái xuống vườn đi dạo như thường lệ, cha cô gõ cửa đi vào phòng. Và kìa, Odette đang gục đầu trên vũng máu. Ông đau đớn nhìn con và hiểu ngay ý định của Odette. Vì muốn hủy hoại sắc đẹp của mình nên cô đã dùng gươm cắt chiếc mũi xinh đẹp. Khi hồi tỉnh lại, được hỏi lý do tại sao cô làm như vậy? Cô thản nhiên đáp: “như thế sẽ không còn ai cấm con đi tu nữa.”
Thật vậy, khi vết thương đã lành, cô được phép nhập tu viện. Ba năm sau đó được bầu làm tu viện trưởng lúc mới 23 tuổi.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Lễ các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 29 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 28 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 27 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 26 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 25 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống
-
Bài giảng Chúa nhật ngày 06/08: Lễ Chúa Hiển Dung -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Phục sinh -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B