Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 13 Thường niên năm A
Mt 10,37-42
“Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy,
thì sẽ tìm thấy được.”(Mt 10,39)
Bài Tin Mừng hôm nay có thể chia này thành 2 phần tương đối rõ rệt,
* Phần đầu (các câu 37-39) Đức Giêsu dạy các môn đệ về sự từ bỏ:
* Phần sau (các câu 40- 42) dạy về sự tiếp đón
A. VỀ SỰ TỪ BỎ.
1. Có nhiều loại từ bỏ.
- Tôi soạn lại tủ áo của tôi. Nhiều áo quá. Có những chiếc đã cũ và lỗi thời, tôi có thể bỏ bớt để đem cho người nghèo.
- Trong sân nhà tôi có hai cây mọc cạnh nhau. Nếu cứ để như thế thì hai cây vẫn sống, nhưng không cây nào lớn mạnh tốt được. Tôi nên bỏ bớt một cây để cây kia mọc tốt hơn.
- Nha sĩ khám thấy có một chiếc răng của tôi đang bị hư nặng. Ông bảo phải bỏ nó đi, nếu không, nó sẽ lây cho những chiếc bên cạnh.
Đức Giêsu kêu gọi người đi theo Ngài hãy từ bỏ. Bỏ những gì và bỏ cách nào?
- Có những thứ ta có thể bỏ. Thí dụ bớt chút thức ăn, bớt chút giờ ngủ khi ta ăn chay hãm mình.
- Có những thứ ta nên bỏ để cuộc sống của ta nên tốt hơn. Thí dụ khi ta nhường nhịn không trả đũa, không đòi lại của cải hoặc danh dự bị người khác làm tổn thương, mất mát.
- Có những thứ ta bó buộc phải bỏ như: tội lỗi, thói xấu, dịp tội.
2. Xét như thế thì Chúa muốn chúng ta từ bỏ để được nên tốt hơn.
Người ta kể lại rằng: khi nhà danh họa Lêô Nardô de Vinci đem bức tranh nổi tiếng của mình là bức tranh vẽ Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly ra trưng bày cho mọi người thưởng lãm. Đây là một bức tranh rất đẹp. Chúa Giêsu ở giữa và chung quanh là các môn đệ của Người. Lúc triển lãm bức danh, tác giả cố ý núp ở một chỗ trong một phòng kín có ý để quan sát. Ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy điểm thu hút sự chú ý của mọi người không phải là khuôn mặt của chúa Giêsu mà là cánh hoa ông vẽ bên góc bức họa. Ngay lập tức ông đã nhận ra sự sai lầm của mình đó là đã thêm một cánh hoa vào bức tranh làm cho người xem bị phân tâm không còn chú ý tới trọng tâm của bức tranh là Chúa Giêsu nữa. Ông liền lấy cọ bôi bỏ cánh hoa đó. Và sau đó thì mọi người xem đều dán chặt mắt vào khuôn mặt Chúa Giêsu.
Việc bỏ cánh hoa là việc rất nên. Chính vì thế mà Vinci đã đạt được ước nguyện của mình.
Đàng khác vấn đề mất và được ở trên thế gian này có gì là tuyệt đối đâu.
Ngày xưa có một ông lão ở gần cửa ải mất một con ngựa. Có người đến thăm chia buồn vì sự rủi ro đó. Ông đáp:
- Biết đâu chuyện mất ngựa chẳng là điều may.
Vài ngày sau, con ngựa cũ trở về lại rủ thêm được một con ngựa Hồ rất hay. Có người cho đó là điều may mắn nên đến chúc mừng. Ông nói:
- Chưa hẳn được ngựa là may đâu.
Ông có đứa con trai, thấy ngựa Hồ hay, liền bắt cởi thử, chẳng may bị ngã ngựa té gãy chân. Nhiều người cho rằng xui xẻo. Ông lại nói chưa biết chừng đây là điềm báo trước điều phúc cho gia đình ông. Qua năm sau, giặc Hồ tràn sang nước ông. Theo lệnh vua, các trai tráng trong làng đều phải sung vào cơ ngũ đi dẹp loạn, 10 người chỉ sống sót được một. Con trai ông vì tàn tật nên được miễn dịch, nhờ đó mà thoát chết, gia đình ông được an toàn. Nên việc họa phúc không biết đâu mà ngờ được.
Sống theo chúa Giêsu là đặt ngài làm trọng tâm của cuộc sống, nhìn thấy Ngài trong mọi sự. Đó là bí quyết của các thánh. Chúa Giêsu không chỉ là bậc thầy, vạch ra một con đường cho người khác đi theo. Ngài còn tự xưng mình là con đường duy nhất, Ngài đòi hỏi con người phải đi theo Ngài một cách tuyệt đối, nghĩa là vì Ngài sẵn sàng từ bỏ tất cả và từ bỏ tức khắc: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy... không xứng với Thầy... Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất... (Mt.. 10,37.39). Đi theo chúa, bỏ tất cả, hiến mạng sống làm gia nghiệp đó là đòi hỏi Chúa Giêsu đã kể ra trong Tin mừng hôm nay cho chúng ta.
Đi theo chúa Giêsu cũng có nghĩa là sống thế nào để mọi người nhìn vào đều thấy được gương mặt Ngài. Một cuộc sống như thế đòi nhiều hy sinh từ bỏ, cũng như nhà họa sĩ sẵn sàng bôi bỏ một cánh hoa để thu hút sự chú ý của khán giả vào gương mặt của Chúa Giêsu. Cũng thế người môn đệ Ngài luôn sẵn sàng tháo gỡ và dứt bỏ mọi thứ vướng bận để chỉ sống cho Ngài và làm cho mọi người nhận ra gương mặt của Chúa qua cuộc sống của chính mình” (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày” Tập II).
B. Vần Đề Thứ hai về sự tiếp đón:
1. Thánh Kinh đã ghi lại những cuộc tiếp đón rất đẹp và rất dễ thương.
a. Abraham thấy 3 người khách lạ đang đi trong sa mạc. Ông chạy ra năn nỉ họ vào nhà và ân cần chăm sóc họ. Đó là 3 sứ giả của Thiên Chúa. Đáp lại tấm lòng của Abraham, 3 sứ giả này ban ơn cho vợ chồng son sẻ của Abraham có con trai đầu lòng (St 18);
b. Một gia đình ở Sunam chẳng những tiếp đón ngôn sứ Elisê, mà còn dọn hẳn cho ông một căn phòng để những lần sau ông tới có chỗ trọ. Đáp lại, Elisê cũng giúp họ thoát khỏi tình trạng son sẻ (bài đọc I);
c. Gia đình Matta, Maria và Lazarô ở Bêtania là nơi thường xuyên tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ. Đáp lại, Đức Giêsu đã làm cho Ladarô sống lại.
2. Phần thưởng của tấm lòng quảng đại ấy là gì?
Là sự sống: Một đứa con cho cặp vợ chồng già, hai đứa con trai đầu lòng cho hai vợ chồng son sẻ, và mạng sống được trả lại cho Ladarô đã chết 4 ngày. Xét cho cùng, ơn ban sự sống ấy không phải do những người khách, mà chính Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống, ban cho họ.
Những câu chuyện rất đẹp trên đây khuyến khích chúng ta hãy quảng đại tiếp đón:
- Tiếp đón không chỉ là đón người vào trọ trong nhà mình, cho họ ăn, cho họ nghỉ, mà còn là biết quan tâm tới nhu cầu của người khách và đáp ứng theo khả năng của mình.
- Khi tiếp đón, dĩ nhiên chúng ta phải mất mát: mất giờ, mất tiền của, mất công...Nhưng Thiên Chúa sẽ trọng thưởng chúng ta: Ngài sẽ cho sức sống thần linh của Ngài thêm lớn mạnh trong sự sống chúng ta.
Tiến sĩ Marcello Candia là một người Ý đã dùng tất cả tài sản để xây một nhà thương dành cho người nghèo ngay giữa khu rừng già Amazon của đất nước Brazil. Hơn thế nữa, ông cũng tình nguyện ở lại đó và làm việc bên cạnh những người nghèo mà ông hết sức yêu quí ông tâm sự:
- Khi còn học trung học, tôi được cùng một nhóm trưởng sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của một cha dòng Phanxicô. Chúng tôi thường đi thăm các gia đình nghèo tại ngoại ô thành phố Milano.
Rồi một hôm, một tu sĩ già trong dòng đã nhờ tôi phân phát thức ăn cho những người thiếu đói đang tìm đến tu viện. Tôi chú ý thấy trong căn phòng có treo một tấm hình cha Daniel Samarate, một vị thừa sai của Dòng Phanxicô đã chết vì bệnh cùi sau một thời gian phục vụ các thổ dân ở Brazil.
Trong suốt buổi phân phát thức ăn hình ảnh ấy cứ luôn hiển hiện trước mắt tôi nơi những con người nghèo khổ. Kể từ lần ấy, ước muốn phục vụ những người phong cùi đã nảy sinh trong tôi.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Marcello đã tình nguyện đi làm việc không công tại nhiều quốc gia nghèo trên thế giới. Sau một chuyến ghé thăm ruột vùng cư dân nghèo nàn lạc hậu ở Brazil, Marcello đã trở về và quyết định bán hết gia sản thừa kế và chuyển sang Brasil học lấy bằng tiến Y khoa. Ông đã xây cất được một bệnh viện với 120 giường, được trang bị đầy đủ các dụng cụ để phục vụ riêng cho người nghèo.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Lễ các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 29 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 28 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 27 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 26 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 25 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống
-
Bài giảng Chúa nhật ngày 06/08: Lễ Chúa Hiển Dung -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 2 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 5 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật Phục sinh -
Bài giảng Chúa nhật: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B