Tương lai của Giáo hội Trung Quốc "nằm ở cầu nguyện"
Các linh mục đại lục nói lên quan điểm của mình về Giáo hội Trung Quốc trong thời “hậu đại hội” và “hậu vụ Thành Đức” tại một cuộc tập trung ở Hồng Kông mừng Ngày Cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc.
Tối 24-5, hơn 500 người Công giáo tập trung cầu nguyện và dâng Thánh lễ mừng lễ Đức Bà phù hộ các giáo hữu do Ủy ban Công lý và hòa bình Công giáo Hồng Kông tổ chức.
Trong sự kiện dài hai giờ này, Đức Hồng y giám mục về hưu Joseph Zen Ze-kiun kêu gọi cầu nguyện cho “các mục tử bị mất tích”. Người ta còn phát băng ghi âm lời phát biểu của các linh mục đại lục.
Or Yan-yan, nhân viên ủy ban, nói mục đích mở băng ghi âm là để ba linh mục chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp của các ngài, giúp người Công giáo địa phương hiểu rõ hơn tình hình hiện nay của Giáo hội Trung Quốc.
Một linh mục thuộc cộng đoàn “bí mật” nói Giáo hội đang trong tình trạng bối rối sau vụ phong chức giám mục bất hợp thức ở Thành Đức và Đại hội đại biểu Công giáo toàn quốc lần thứ 8 năm ngoái.
“Cộng đoàn bí mật đã im lặng chịu đựng chính sách thỏa hiệp của Tòa Thánh. Họ đã có quá nhiều nhượng bộ. Ngay cả thư của Ủy ban Tòa Thánh về Trung Quốc chỉ lặp lại tông thư của Đức Thánh cha hồi năm 2007 mà không làm rõ những điều hồ nghi của chúng tôi” – ngài lưu ý.
“Chúng tôi thực sự không biết tìm kiếm điều gì trong tương lai. Cộng đoàn ‘ở giữa’ dường như được Tòa Thánh và chính phủ ủng hộ. Tôi không biết người dân nghĩ như thế nào về điều này. Nhưng với tôi, Giáo hội chúng ta luôn là chân lý” – ngài nói.
Một linh mục ‘công khai’ nói ngài không nghĩ có chuyện sẽ xảy ra nếu các giáo sĩ khăng khăng không chịu đi dự đại hội. “Anh có nghĩ họ sẽ giết hay bỏ tù anh không?” ngài hỏi.
“Tôi nghĩ Tòa Thánh đã chịu đựng quá nhiều, hết lần này đến lần khác. Điều đó không tốt cho Giáo hội của chúng ta” – ngài nhận định.
Trong bài giảng lễ, Đức Hồng y Zen nhắc nhở cộng đoàn về lời kêu gọi cầu nguyện cho những người “bị chủ nghĩa cơ hội cám dỗ” được Đức Thánh cha đưa ra trong cuộc biệt kiến chung hôm 18-5.
Bà Or nghĩ tự do tôn giáo đã cải thiện từ khi có tông thư nhưng vụ phong chức ở Thành Đức và đại hội cho thấy chính phủ nước này không tôn trọng tôn giáo, và điều này làm cho bà cảm thấy bất lực và bối rối.
Tuy nhiên, qua lịch sử và lời kêu gọi của Đức Thánh cha, bà tin rằng “cầu nguyện có thể mang lại thay đổi và đó là tất cả những gì mà mọi người có thể làm được trong lúc này”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô