Trận chiến chống đại dịch ở New York: Căng thẳng nơi tuyến đầu

Trận chiến chống đại dịch ở New York: Căng thẳng nơi tuyến đầu

Trận chiến chống đại dịch ở New York: Căng thẳng nơi tuyến đầu

Biểu tình vì thiếu dụng cụ bảo hộ

WGPSG / New York Times -- Chúng ta cần gia tăng sự động viên và cầu nguyện nhiều cho các chuyên viên y tế đang hy sinh phục vụ nơi tuyến đầu của cuộc đại chiến chống virus corona. 

Đại dịch đã bắt đầu càn quét qua hàng ngũ y tế của Thành phố New York, và sự lo lắng đang gia tăng nơi các chuyên gia y tế bình thường vốn rất thanh thản. 

Một nữ giám sát viên đã thúc giục các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia ở Manhattan hãy tình nguyện ra tuyến đầu vì một nửa nhân viên chăm sóc đặc biệt đã bị nhiễm virus corona. Nữ giám sát viên này đã gửi đi một email: “Khoa Cấp Cứu đang nổ tung!” 

Tự hỏi ‘ai sẽ là người tiếp theo?’, một bác sĩ tại Trung tâm y tế Weill Cornell ở Manhattan đã mô tả trải nghiệm thật đáng sợ khi hằng ngày đi bộ ngang qua một đồng nghiệp ở độ tuổi 30 đang bị đau nội khí quản nghiêm trọng. 

Một bác sĩ khác tại một bệnh viện lớn ở thành phố New York đã mô tả bệnh viện như là một ‘đĩa vi khuẩn’ - nơi đó có hơn 200 nhân viên nhiễm bệnh. Hai y tá trong bệnh viện thành phố đã chết. 

Đại dịch Covid-19, làm cho hơn 30.000 người ở thành phố New York nhiễm bệnh, đang bắt đầu gây thiệt mạng cho những người cần thiết nhất để chống lại nó: các bác sĩ, y tá và các công nhân khác tại bệnh viện và phòng khám. Trong các phòng cấp cứu và các đơn vị chăm sóc đặc biệt, các chuyên viên y tế vốn rất thanh thản lại đang cảm thấy thật hoang mang khi số lượng đồng nghiệp bị nhiễm bệnh ngày càng tăng. 

Thomas Riley - một y tá tại Trung tâm y tế Jacobi ở Bronx, người đã nhiễm virus cùng với chồng - phát biểu: “Tôi cảm thấy như tất cả chúng tôi đang bị mang đến lò sát sinh”. 

Các nhân viên y tế vẫn xuất hiện ngày này qua ngày khác, đối mặt với các phòng cấp cứu tràn ngập, được ca ngợi như những anh hùng. Hàng ngàn tình nguyện viên đã đăng ký để tham gia cùng các đồng nghiệp của họ. 

Nhưng các bác sĩ và y tá cho biết: họ có thể nhìn ra nước ngoài để thoáng trông thấy nguy cơ mà họ đang phải đối mặt, đặc biệt khi thiết bị bảo hộ bị thiếu hụt. 

Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, hơn 3.000 bác sĩ tại Trung Quốc đã bị nhiễm bệnh, gần một nửa trong số họ ở Vũ Hán, nơi đại dịch bắt đầu. Bác sĩ Lý Văn Lượng - người đầu tiên cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo về Covid-19 ở Trung Quốc - cuối cùng đã chết vì nó. 

Tại Ý, số nhân viên chăm sóc sức khỏe bị nhiễm bệnh hiện nay đông gấp đôi tổng số này ở Trung Quốc, và Liên đoàn Bác sĩ phẫu thuật cùng Nha sĩ quốc gia đã tổng hợp một danh sách 50 người đã chết. Gần 14% trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 ở Tây Ban Nha là các chuyên viên y tế. 

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thành phố New York đang ngổn ngang và rời rạc, nên rất khó xác định chính xác tỷ lệ lây nhiễm của các nhân viên y tế. Người phát ngôn của Tập đoàn Y tế và Bệnh viện - điều hành các bệnh viện công ở Thành phố New York - cho biết cơ quan này sẽ không chia sẻ dữ liệu về nhân viên y tế bị bệnh tại thời điểm này. 

Ông William P. Jaquis - chủ tịch của Đại học Bác sĩ Cấp cứu Hoa Kỳ - cho biết: tình hình trên khắp đất nước quá lỏng lẻo để có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu đó, nhưng ông nói rằng ông thấy nguy cơ sẽ tăng lên. Ông nói: “Bác sĩ đang nhiễm bệnh khắp mọi nơi”. 

Tuần trước, hai y tá ở New York, trong đó có Kious Kelly - một y tá trợ lý 48 tuổi tại Mount Sinai West - đã chết vì căn bệnh này. Hai y tá này là những nạn nhân được biết đến đầu tiên trong số các nhân viên y tế của thành phố. Các nhân viên y tế trên toàn thành phố cho biết: họ e rằng nhiều nhân viên khác cũng sẽ chết vì nhiễm bệnh như thế. 

Ông Riley - y tá tại Jacobi - cho biết: khi nhìn vào phòng cấp cứu gần đây, ông nhận ra rằng ông và các đồng nghiệp sẽ không bao giờ tránh được việc nhiễm bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh phổi chất đầy bệnh viện. Khẩu trang và áo choàng bảo vệ thì rất thiếu thốn. 

Ông nói rằng: “Tôi nghĩ mình đang bơi trong đó. Tôi chắc chắn rằng tôi đang nhiễm bệnh.” 

Các triệu chứng của ông bắt đầu bằng những cơn ho, sau đó là sốt, kế tiếp là buồn nôn và tiêu chảy. Mấy ngày sau, chồng ông cũng bị bệnh. Ông Riley cho biết, cả ông và chồng dường như đã khá hơn, nhưng vẫn còn các triệu chứng. 

Giống như các tướng lĩnh rèn luyện quân đội của họ trước khi chiến đấu, các giám sát viên bệnh viện ở New York đã phải tập hợp, vỗ về và đôi khi đe dọa các nhân viên. 

“Hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta đang tuyên chiến với một loại virus gây đại dịch”, Ông Craig Craig R. Smith - bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện NewYork Presbyterian - đã viết như thế trong một email gửi cho các nhân viên vào ngày 16-3-2020, một ngày sau khi thành phố New York đóng cửa hệ thống trường học vì virus. “Bạn sẽ tiếp tục chiến đấu với bất kỳ vũ khí nào bạn có thể sử dụng được.” 

Ông viết: “Bệnh dịch đã trở thành thân thuộc với bạn rồi”, và nói thêm rằng các nhân viên thậm chí sẽ không được kiểm tra xem có bị nhiễm virus hay không trừ khi họ bị phơi nhiễm một cách bất thường và có triệu chứng đến mức cần phải nhập viện. 

“Điều đó có nghĩa là bạn đến để làm việc,” ông viết. "Chấm hết." 

Đến làm việc mỗi ngày, các bác sĩ và y tá gặp phải sự hoang mang và hỗn loạn. 

Tại một chi nhánh của hệ thống bệnh viện Montefiore ở Bronx, các y tá mặc áo khoác mùa đông trong một chiếc lều không có máy sưởi, được dựng lên để chữa trị các bệnh nhân có triệu chứng, trong khi tại Trung tâm Bệnh viện Elmhurst ở Queens, bệnh nhân đôi khi chết trước khi họ được chuyển lên giường. 

Các quy tắc bất khả xâm phạm - đã từng mang lại cảm giác nhịp nhàng và hài hòa cho ngay cả các phòng cấp cứu bận rộn nhất - trong một số trường hợp đã bị gạt sang một bên. Tuy nhiên, có một số điều còn gây ra nhiều lo lắng hơn sự thay đổi các giao thức này, đó là việc duy trì nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ đang cạn kiệt dần. 

Khi đại dịch lần đầu tiên xảy ra ở New York, các nhân viên y tế đã thay áo choàng và khẩu trang mỗi khi họ đến khám một bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Sau đó, họ được yêu cầu giữ đồ bảo hộ cho đến khi hết ca. Khi nguồn cung cấp thậm chí còn khan hiếm hơn, một bác sĩ làm việc tại một đơn vị chăm sóc đặc biệt cho biết, ông được yêu cầu giao nộp khẩu trang và đồ che mặt vào cuối ca để mang đi khử trùng và sử dụng lại trong tương lai. Những người khác đang được yêu cầu cất khẩu trang trong một túi giấy giữa các ca. 

Kelley Cabrera - một y tá phòng cấp cứu tại Trung tâm y tế Jacobi - nói rằng: “Điều đó khiến chúng tôi và các bệnh nhân gặp nguy hiểm. Tôi không thể tin được rằng những chuyện như thế lại có thể xảy ra ở Hoa Kỳ.” 

Một bác sĩ phòng cấp cứu tại Trung tâm y tế Do Thái Long Island nói một cách thẳng thắn hơn: “Nghĩa là, thật vậy, hãy rửa tay cho nhiều, hãy bắt chéo các ngón tay lại, và cầu nguyện.” 

Các bác sĩ và y tá sợ rằng, họ có thể truyền virus cho bệnh nhân của họ, cùng với cơn khủng hoảng, sẽ biến các bệnh viện thành cơ sở ươm tạo virus. Điều đó đã xảy ra ở Ý, một phần vì các bác sĩ bị nhiễm phải vật lộn qua ca của họ - theo một bài báo được xuất bản bởi các bác sĩ tại một bệnh viện ở Bergamo - một thành phố thuộc một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Nhân viên bệnh viện tuyến đầu ở New York hiện được yêu cầu đo nhiệt độ sau mỗi 12 giờ, nhưng nhiều bác sĩ và y tá còn sợ rằng họ có thể mắc bệnh và lây sang bệnh nhân ngay cả trước khi họ có triệu chứng. 

Họ cũng nói rằng rất khó biết được khi nào có thể làm việc trở lại sau khi bị ốm. Tất cả nhân viên y tế có triệu chứng, ngay cả khi họ không được xét nghiệm, phải cách ly ít nhất bảy ngày và phải không có triệu chứng trong ba ngày trước khi đi làm trở lại. 

Nhưng một số nhà tuyển dụng đã đòi hỏi nhiều hơn những người khác, các nhân viên nói. 

Bà Lillian Udell - một y tá tại Trung tâm Y tế Lincoln, một bệnh viện công khác ở Bronx - cho biết: bà bị áp lực phải trở lại làm việc khi vẫn còn yếu và còn các triệu chứng của dịch bệnh. Bà đã phục vụ trong một ca quá dài và hỗn loạn đến nỗi bà không thể nhớ mình đã chăm sóc cho bao nhiêu bệnh nhân. Khi trở về nhà, bà bị ớn lạnh và ho trở lại. 

“Tôi biết virus vẫn còn ở trong tôi”, bà nói. “Tôi biết tôi không còn là chính tôi nữa”. 

Christopher Miller - phát ngôn viên của Tập đoàn Y tế và Bệnh viện - cho biết: Cơ quan này không thể bình luận về cáo buộc của bà Udell, nhưng cho biết các bệnh viện của họ đã không bao giờ yêu cầu nhân viên y tế bị bệnh và có triệu chứng Covid-19 tiếp tục làm việc hay trở lại làm việc. 

Cũng có nỗi sợ mang bệnh về nhà cho vợ chồng và con cái. Một số nhân viên y tế cho biết họ không ngủ chung phòng với bạn đời của mình và thậm chí còn đeo khẩu trang phẫu thuật tại nhà. Một số người khác đã tự cách ly hoàn toàn với gia đình của họ, gửi vợ hoặc con đến sống bên ngoài thành phố hoặc chuyển đến khách sạn. 

Một bác sĩ của một bệnh viện công lập lớn tại thành phố New York nói: “Tôi về nhà, cởi quần áo, bỏ vào một cái túi và đưa chúng vào máy giặt, rồi đi tắm.” 

Do mầm bệnh đã lây lan quá rộng, nên ngay cả nhân viên y tế cũng không được phép chăm sóc trực tiếp bệnh nhân để tránh nguy cơ nhiễm bệnh. 

Một bác sĩ phụ khoa làm việc cho hệ thống bệnh viện Núi Sinai cho biết: bà đã thấy những thai phụ đang chuyển dạ dương tính với virus corona. Bởi vì bà không được xem như là một nhân viên ở tuyến đầu, nên việc sử dụng những thiết bị bảo vệ còn bị hạn chế nhiều hơn so với các đơn vị Covid-19. Bà nói rằng bà không biết có bệnh nhân nào đã bị dương tính sau khi tiếp xúc với bác sĩ hoặc y tá hay chưa, nhưng bà cảm thấy đó chỉ là vấn đề thời gian. 

“Khi tiếp xúc các bà mẹ mang thai này, chúng tôi chắc chắn sẽ lây bệnh cho họ, rồi có thể họ sẽ lây bệnh cho người nhà của họ,” Bà bác sĩ này đã nói như thế với điều kiện giấu tên vì bệnh viện của bà không cho phép bà nói. 

Bệnh viện Mount Sinai đã thông báo rằng, họ phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị như các bệnh viện khác, nhưng họ cũng nói thêm, các vấn đề đã được giải quyết một phần nhờ một lô hàng khẩu trang lớn đến từ Trung Quốc vào cuối tuần qua. Họ cũng thông báo, bệnh viện đã rất vất vả để có được lô hàng này. 

Tuần này, Tập đoàn Y tế và Bệnh viện đề nghị chuyển các bác sĩ và y tá có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn - chẳng hạn như những người lớn tuổi hoặc mắc bệnh tiềm ẩn - từ các công việc có tương tác với bệnh nhân sang các vị trí hành chính. 

Nhưng Kimberly Marsh, một y tá tại Trung tâm y tế Westchester bên ngoài thành phố New York, cho biết: Bà không có ý định rời khỏi cuộc chiến, mặc dù đã 53 tuổi và là một người hút thuốc, bị bệnh xơ cứng đa dạng và bị ngành y khoa cảnh báo không nên đến gần những người mắc bệnh nhiễm trùng. 

Bà nói: “Tôi cảm cảm thấy như vậy là ích kỷ”, cho dù bà thừa nhận rằng, với hai năm trước tuổi hưu, bà có thể rời cuộc chiến nếu muốn. 

Mặc dù vậy, bà nói, nỗi sợ hãi có thể sờ thấy mỗi khi bà bước vào phòng cấp cứu. Một y tá trong đơn vị của bà đã nhiễm virus và một bác sĩ sợ đến nỗi anh ta dán khẩu trang N95 lên mặt bằng băng dính vào đầu mỗi ca. Bà Marsh cho biết bà đổ mồ hôi đầm đìa trong bộ đồ bảo hộ của mình vì bà đang trải qua thời kỳ mãn kinh và phải chịu đựng những cơn bốc hỏa. 

“Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng chúng tôi rất hăng say”, bà nói. “Tôi không hề nghi ngờ gì về việc tôi sẽ mất các đồng nghiệp. Chỉ vì không có cách nào khác.” 

Michael Schwirtz (New York Times 30.3.2020) / Mạnh Tú chuyển ngữ /Nguồn: WGPSG

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top