Tòa Thánh Vatican khuyến khích làm mới lại môn “hộ giáo”
WHĐ (20.01.2012) – Tòa Thánh Vatican cho biết cần phải làm mới lại môn “hộ giáo” (apologetics). Môn này cần được rũ khỏi lớp bụi mờ và cập nhật để đáp ứng những thách đố mới, trong đó có những thách đố do người vô thần quyết liệt đặt ra.
Thuật ngữ “hộ giáo” theo nghĩa đen là “trả lời, giải thích, bảo vệ”, và trong những năm 1950, ngay cả học sinh các trường trung học Công giáo cũng được huấn luyện một cách cụ thể để trả lời các câu hỏi về đạo Công giáo và những thách đố về giáo huấn của Giáo Hội.
Cha Thomas D. Williams, thuộc phong trào Đạo Binh Chúa Kitô và là giáo sư tại Đại học giáo hoàng Nữ vương các thánh Tông đồ phát biểu: “Ít nhất là ở Bắc Âu và Bắc Mỹ, nỗ lực này chủ yếu là để trả lời cho người Tin lành. Ngày nay, khi các giáo phái và các nhóm theo trào lưu giáo điều đưa ra những thách đố cho người Công giáo ở nhiều nơi trên thế giới, hầu như mọi người Công giáo phải đối mặt với sự bài xích nói chung đối với ý niệm về lòng tin”.
Cha Williams là tác giả cuốn sách “Hơn cả điều bạn nghĩ: một nhà thần học trả lời cho người vô thần về Thiên Chúa”. Cha Williams viết sách này nhằm trả lời Christopher Hitchens -đã qua đời-, tác giả quyển “Thiên Chúa không vĩ đại: Tôn giáo đã đầu độc mọi thứ ra sao” và các công trình tương tự khác.
Cha Williams nói: “Trong hơn 50 năm qua, môn hộ giáo đã không còn hấp dẫn vì “nó được coi là nặng tính tuyên truyền”, là cố giành tín đồ. Môn này đã được thay thế bằng đối thoại đại kết. Điều đó đã khiến cho nhiều người Công giáo không khỏi cho rằng đạo nào cũng như nhau, cũng đưa đến cứu rỗi, và họ nghĩ rằng tốt hơn cả là hãy khuyến khích mọi người cứ sống tốt nhất theo niềm tin của riêng mình, chẳng cần nghĩ đến Kitô giáo làm gì.
Đại học Nữ vương các thánh Tông đồ cũng đã bắt đầu quan tâm trở lại đối với môn hộ giáo – ngày nay thường được gọi là thần học cơ bản. Nhưng cha nói: “Bạn có thể đổi tên cho nó để nghe nhẹ nhàng và mỹ miều hơn, nhưng bạn vẫn cứ phải đưa ra lý do cho niềm hy vọng và niềm tin của bạn”.
Trong khi đây đó có các nỗ lực giúp người Công giáo có thể giải thích đức tin của họ cho những người khác kể từ sau Công đồng Vatican II, Bộ Giáo lý Đức tin đã yêu cầu cần phải nỗ lực nhiều hơn để trao cho người Công giáo những tài liệu mang tính hộ giáo.
Vào đầu tháng giêng vừa qua, Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một bản Chú thích để chuẩn bị cho Năm Đức Tin sẽ bắt đầu vào tháng Mười 2012. Ngỏ lời với các Hội đồng giám mục, Bộ cho biết, “Sẽ rất hữu ích nếu chuẩn bị các sách mỏng và các tờ bướm có nội dung hộ giáo” để giúp mỗi người Công giáo trả lời tốt hơn cho những câu hỏi nảy sinh trong những bối cảnh khó khăn” – những câu hỏi đặt ra do các giáo phái về thuyết tương đối trong lĩnh vực đạo đức và do chủ nghĩa thế tục về khoa học và công nghệ.
Bộ cũng trích dẫn lời khuyên của thánh tông đồ Phêrô trong Thư thứ nhất của ngài: “Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn anh em về niềm hy vọng của anh em”.
Đoạn văn tiếp tục bằng cách nói rằng các câu trả lời cần phải “mềm mỏng và thể hiện sự tôn trọng”. Cha Felix Korner, dòng Tên, nói rằng điều đó có nghĩa là phải xem “người đối thoại với tôi có một câu hỏi thực sự và qua câu hỏi này, tôi khám phá ra lý do sâu xa vì sao tôi hy vọng và vui mừng; tôi cố gắng trả lời bằng cách làm cho người ấy hiểu được tôi và đức tin của tôi”.
Cha Felix Korner, giáo sư thần học tại Đại học giáo hoàng Gregoriana và là chuyên gia về quan hệ Kitô giáo-Hồi giáo, nói: “Dựa theo nghĩa gốc hạn hẹp của từ hộ giáo, môn học này được hiểu là: Tôi học một số câu trả lời, rồi đem ra đáp lại, bác bỏ bất kỳ câu hỏi nào của người khác xem ra muốn công kích”.
Cha cho biết, để làm cho môn hộ giáo thực sự góp phần vào công cuộc làm chứng của người Kitô hữu, cần phải “quan tâm phát hiện đâu là nét mới của vấn đề” đồng thời “phải xem xét khía cạnh hợp lý của nó, dám đi sâu tìm hiểu nền nếp và niềm hy vọng của chính bản thân mình”.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa đã lựa chọn con đường đối thoại để tìm hiểu các vấn đề này và những phản bác đức tin của một số nhà nhân văn thế tục, những người vô thần và những người theo thuyết bất khả tri. Ngài đã mời những người không tin tham dự ngày đối thoại vì hòa bình tại Assisi hồi tháng Mười vừa qua và Hội đồng Tòa Thánh đã đưa ra một dự án đối thoại được gọi là “Sân Chư Dân” để tìm hiểu các vấn đề do các chuyên gia đặt ra trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, pháp luật, văn học và nghệ thuật.
Ngoài ra cũng có một nỗ lực kết hợp đối thoại và hộ giáo của Tiếng nói Công giáo, một tổ chức ở Vương quốc Anh chuyên soạn thảo những câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi hiện nay và đào tạo người Công giáo, giúp họ có thể trình bày giáo huấn chính thức của Giáo Hội một cách hòa nhã nhưng rõ ràng trên các phương tiện truyền thông khi có những câu hỏi về các chủ đề gây tranh cãi.
Nhu cầu thể hiện rõ mình là người Công giáo, những người luôn trầm tĩnh trước mọi công kích, đã thành lẽ đương nhiên kể từ sau cuộc tranh luận chính thức tại Anh quốc, giữa Hitchens và diễn viên Stephen Fry với Đức Tổng giám mục John Onaiyekan, TGP Abuja (Nigeria), và Ann Widdecombe, người Công giáo, dân biểu Hạ viện. Công chúng rõ ràng đã đứng về phía Hitchens và Fry, những người đưa ra lập luận chống lại cuộc vận động “Giáo Hội Công giáo là một lực lượng hướng đến thiện ích”.
Jack Valero, điều phối viên của tổ chức Tiếng nói Công giáo và là người phát ngôn của Opus Dei, nói rằng nhóm bắt đầu bằng cách cố gắng đáp lại các chống đối của các nhóm phản đối chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Scotland và Anh vào năm 2010. Các vấn đề được đề cập đến là: đồng tính luyến ái, ngừa thai, trợ tử, giáo sĩ lạm dụng tình dục, phá thai, AIDS, hôn nhân đồng giới và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội .
Valero nói: “Một khi đã xác định được các vấn đề, chúng ta sẽ nghiên cứu làm sao để trả lời những câu hỏi này một cách hay nhất và khai triển các tài liệu hộ giáo”.
Nhưng có câu trả lời vẫn chưa đủ. “Nếu ai đó giao tiếp có tính gây hấn, vốn không phải là cách hành xử của Kitô giáo, thì sứ điệp sẽ chẳng đạt được hiệu quả”.
(Cindy Wooden, CNS, 13-12-2012)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô