Tìm hiểu Sách GLHTCG – Phần II: Các bí tích - Bài 17. Trong Nhà Chúa
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 17. TRONG NHÀ CHÚA
Nhà thờ là “Nhà cầu nguyện, nơi bí tích Thánh Thể được cử hành và cất giữ, nơi các tín hữu được quy tụ, nơi sự hiện diện của Con Thiên Chúa, Đấng Cứu độ chúng ta, được hiến dâng trên bàn thờ hy tế vì chúng ta, được tôn thờ để phù trợ và an ủi các tín hữu, nhà đó phải đẹp, phải thích hợp cho việc cầu nguyện và cho các nghi thức thánh thiêng” (GLHTCG số 1181).
Nhưng thế nào là nhà thờ đẹp? Kiến trúc thánh đường và việc sắp xếp trong thánh đường đã trải qua nhiều thay đổi: từ các nhà thờ kiểu Roman đến những nhà thờ chính tòa kiểu Gothic, từ vẻ lộng lẫy của kiến trúc Baroque đến sự phục hưng của Gothic, từ những thánh đường theo kiến trúc hiện đại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, dù có khác biệt trong phong cách kiến trúc nhưng điều hiển nhiên ở mọi thời là nhà thờ phải là nơi “thích hợp cho việc cầu nguyện và các nghi thức thánh thiêng”.
Nội thất của nhà thờ không phải muốn chất đầy cái gì cũng được. Không, đó là một cơ thể sống động được kiến tạo từ trung tâm. Tâm điểm của mọi nhà thờ là bàn thờ. Đó là biểu tượng, dấu chỉ của chính Đức Kitô. Đức Kitô là trung tâm điểm của mọi nhà thờ và cộng đoàn quy tụ chung quanh Người. Trung tâm và chóp đỉnh của phụng vụ là việc cử hành sự chết và phục sinh của Chúa. Chính Người là “Lễ tế, Linh mục, Bàn thờ”. Trên bàn thờ thập giá, Người hiến dâng chính mình lên Chúa Cha vì phần rỗi mọi người. Như thế nơi những của lễ chúng ta đem đến bàn thờ để cử hành Thánh Thể, chúng ta hiến dâng chính mình để được kết hợp với hy lễ của Đức Kitô.
Vào thời xa xưa, các bàn thờ được xây trên những nấm mộ của các vị tử đạo (ví dụ, trên mộ của thánh Phêrô ở Rôma). Ngày nay, thánh tích của các thánh được gắn vào bàn thờ. Đây là những dấu chỉ cho thấy sự sống và sự chết của người Kitô hữu đều đón nhận sức mạnh từ hy lễ duy nhất của Đức Kitô.
Bàn thờ cũng là bàn tiệc của Chúa, nơi đó Đấng Phục Sinh quy tụ các Kitô hữu lại để ban sức mạnh cho họ nhờ Mình và Máu Thánh Chúa.
Tòa giảng, nơi công bố Lời Chúa, gắn kết mật thiết với bàn thờ. Đức Kitô cũng hiện diện nơi Lời của Người. Công đồng nói đến “bàn tiệc Lời Chúa và Thân Thể Đức Kitô” (nên nhớ chỉ có một bàn tiệc duy nhất – số ít: the one table of God’s Word and Christ’s Body). Điều đó nhấn mạnh sự duy nhất nội tại của Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Trong cả hai phần này của Thánh Lễ, Đức Kitô là trung tâm.
Một yếu tố thiết yếu của nhà thờ là Nhà tạm, “phải được đặt ở nơi cao quý nhất và cách tôn kính nhất”. Sự cao quý, vị trí và sự an toàn của nhà tạm Thánh Thể phải tạo sự thuận lợi cho việc thờ phượng Chúa đang hiện diện thực sự trong bí tích cực thánh trên bàn thờ (số 1183). Đây chính là điểm độc đáo nhất trong nhà thờ: Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta trong hình thức khiêm tốn của bí tích Thánh Thể.
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria
-
Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 18/11: Cung hiến Đền thờ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ -
Ngày 17/11: Thánh Elisabeth Hungari -
Ngày 15/11: Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo -
Ngày 11/11: Thánh Martinô Thành Tour, Giám mục -
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231) -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi