Thánh giá trong các trường học tại Italia
Vatican hoan nghênh phán quyết của Tòa án đồng ý để thánh giá trong các trường học
Điều đó nói lên rằng Quyết định đã khẳng định vai trò của Kitô giáo trong lịch sử châu Âu
WGPSG/ZENIT -- Vatican, 18.3.2011 -- Giám đốc văn phòng báo chí Vatican hoan nghênh phán quyết hôm nay từ Tòa án Nhân quyền châu Âu, khi quyết định rằng thánh giá có thể được trưng bày trong các trường công của Ý.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi trong một tuyên bố đã nói rằng Tòa Thánh đã nhận được phán quyết này "với sự hài lòng."
Cha nói phán quyết này có tính lịch sử, khi lưu ý đến sự chống đối rộng rãi đối với quyết định của tòa án vào tháng 11-2009 cho rằng sự hiện diện của thánh giá trong các trường học là vi phạm nhân quyền. Ý cùng với hơn 20 quốc gia và một số tổ chức phi chính phủ đã khiếu nại phán quyết năm 2009.
Cha Lombardi nói rằng quyết định hôm nay thừa nhận "rằng văn hóa về các quyền của con người không được đối nghịch lại các nền tảng tôn giáo của nền văn minh châu Âu, đã nhận được sự đóng góp quan trọng thiết yếu của Thiên Chúa giáo."
Cha cũng khen ngợi việc áp dụng nguyên tắc bổ trợ, với nguyên tắc này tòa án đã vạch ra cho thấy “nhiệm vụ đảm bảo cho mọi quốc gia có thể tán thành giá trị của các biểu tượng tôn giáo trong lịch sử văn hóa riêng của họ, trong bản sắc dân tộc và của nơi trưng bày chúng. "
Cha Lombardi phản ánh: Nếu không nhân danh tự do tôn giáo, sẽ có một xu hướng, ngược lại, là hạn chế hoặc thậm chí từ chối quyền tự do này để loại trừ tất cả mọi phản kháng từ đời sống công cộng. Như vậy tự do chính nó theo cách này đã bị vi phạm."
Phát ngôn viên Vatican nói rằng: quyết định hôm nay có thể đã tái lập lại lòng tin tưởng vào quyền của tòa án trên người dân châu Âu, là những người, không những đã xác tín và ý thức về vai trò quyết định của các giá trị Kitô giáo trong lịch sử của họ, mà còn cả trong việc xây dựng sự thống nhất châu Âu và trong văn hóa của nó về pháp luật và tự do. "
Mô hình mẫu thế giới
Joseph Weiler, một giáo sư luật người Do Thái tại Khoa Luật trường Đại học New York, đã làm đại diện miễn phí cho các chính phủ Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Liên bang Nga và San Marino trong vụ kiện này.
Vì phán quyết được công bố khi sắp bắt đầu ngày Sa-bát, ông đã không thể có mặt tại tòa, nhưng ông đã đưa ra một tuyên bố khẳng định sự hài lòng với kết quả.
Ông Weiler nói: "Âu châu đã đảo ngược quyết định của toà án để phủ nhận một Châu Âu theo kiểu “một cỡ cho tất cả” (One Size Fits All), và xác tín truyền thống đa nguyên của Âu châu, trong đó, phẩm giá bình đẳng đi kèm theo với những chọn lựa về hiến pháp của Pháp và Anh, Ý và Thụy Điển và vô số công thức khác để nhìn nhận các biểu tượng tôn giáo ở nơi công cộng.
Và như thế, Châu Âu đã đặc biệt đảm bảo, ở mức độ riêng tư, cả tự do tôn giáo lẫn tự do không tôn giáo, nhưng không ép buộc các dân tộc khác nhau của Âu châu từ chối, ở nơi công cộng, những gì đối với nhiều người là một phần quan trọng của lịch sử và là bản sắc quốc gia của họ, là điều được công nhận thậm chí bởi những người không cùng tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào. "
Vị luật sư này đã nói về một "tinh thần khoan dung đặc biệt" ở châu Âu, "điều này giải thích tại sao ở các nước như Anh hay Đan Mạch, nơi chỉ có một quốc giáo được thiết lập - Anh giáo hay Tin Lành (Lutêrô) - người Công giáo, Do Thái, Hồi giáo và tất nhiên, nhiều công dân không có niềm tin tôn giáo, vẫn sống thoải mái, vẫn tham gia đầy đủ đời sống công cộng kể cả việc nắm giữ những chức vụ cao nhất, và cảm thấy đó đúng là đất nước của họ như mọi người khác. Đấy là một mô hình quan trọng cho thế giới mà châu Âu có thể hãnh diện tự hào."
Weiler khẳng định rằng cả hai nước cấm biểu tượng tôn giáo trong lớp học, và những ai đòi hỏi như thế, phải đảm bảo rằng những người trẻ không hiểu sai sự việc.
Ông nói: "Việc cấm một biểu tượng tôn giáo không nên được hiểu như là sự chê bai tôn giáo hoặc hạ giá những người theo đạo. Và việc đòi hỏi treo một biểu tượng tôn giáo như thánh giá, không nên được hiểu là chê bai tôn giáo khác hoặc hạ giá những người không theo tôn giáo nào cả. Phần lớn, tinh thần này chính là thực tế của châu Âu đương đại, mà Ý là một tấm gương sáng."
Nền tảng của nền dân chủ
Trong phán quyết, tòa án khẳng định rằng cây thánh giá có một ý nghĩa vượt ra ngoài ý nghĩa tôn giáo. Phán quyết đã công nhận rằng cây thánh giá "tượng trưng cho các nguyên tắc và giá trị tạo nên nền tảng của dân chủ và văn minh Tây phương và như vậy, sự hiện diện của thánh giá trong các lớp học là chính đáng”.
Tòa án thừa nhận: Quy định có thánh giá trong các lớp học trường công đã cho tôn giáo của đa số một vẻ ngoài vượt trội, nhưng “như vậy vẫn chưa đủ để biểu thị cả quá trình truyền thụ tại nước Ý”.
(Theo Zenit.org)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô