Thần học luân lý phô diễn những khuôn mặt mới ở Trentô
WGPSG/ZENIT -- Sáu trăm chuyên viên luân lý Công giáo đã gặp mặt tại Trentô, nằm ở bắc Ý, từ 24-27/07/2010, đánh dấu sự xuất hiện của một thế hệ các thần học gia mới.
"Khi các nghị phụ hiện diện ở Công đồng Trentô thành lập môn thần học luân lý để đào tạo các linh mục trong các chủng viện, các ngài đã không thể tưởng tượng ai sẽ dạy nó năm thế kỷ sau : những người nam, người nữ, giáo sĩ, nữ tu, giáo dân…", cha James Keenan, người tổ chức chính, đã ghi nhận như thế.
Đây là cuộc hội ngộ quốc tế lần thứ hai của các chuyên viên luân lý. Cuộc gặp mặt này đã tiếp đón 600 thần học gia luân lý đến từ 73 nước.
Các tham dự viên lần này trước tiên đã gây ngạc nhiên bởi sự trẻ trung và đặc tính quốc tế của họ. Những tên tuổi lớn của thần học luân lý đều hiện diện (Charles Curran, Lisa Cahill, Marciano Vidal, Klaus Demmer, Margaret Farley…) bên cạnh thế hệ mới. Nhưng đó cũng là con số quan trọng các phụ nữ đánh dấu cuộc gặp mặt này: Họ gồm có 150 người, nữ tu và giáo dân, trong đó gấn 90 người đang dạy thần học luân lý, những người khác chủ yếu dấn thân làm luận án hay vừa hoàn thành nó.
Viviane Minikongo Mundela là một trong số đó, một trong những nữ giáo dân đầu tiên người Châu Phi là tiến sĩ thần học. Chị đã bảo vệ luận án luân lý cách đây vài tháng trước Đại Học Công Giáo Kinshasa (Cộng Hòa Dân Chủ Côngô). Chị năm nay 38 tuổi và là mẹ của ba người con trong đó đứa sau cùng mới có năm tháng. Chị chỉ nhận được visa ngày hôm trước cuộc khởi hành và sau nhiều cuộc vận động của các nhà tổ chức mong muốn có sự hiện diện của chị.
"Đối với những người nam và có lẽ hơn nữa đối với những người nữ, đó là một hành trình đấu tranh đích thực để đi ra khỏi nước. Những tài nguyên của đất nước, chúng không cần visa", chị ghi nhận mà không phải không cay đắng và trong hướng luận án của chị về một nền đạo đức toàn cầu để trả lời cho thách đố toàn cầu hóa. Chị nói: "Đất nước chúng tôi giàu có, nhưng thực nghịch lý, chính sự giàu có của chúng tôi làm cho chúng tôi nghèo, vì nó khơi lên sự thèm muốn chứ không sinh ích cho chúng tôi."
Chỗ đứng cho các phụ nữ
Không có sự nâng đỡ của chồng mình, chắc chắn Viviane hẳn đã không thể hoàn thành luận án tiến sĩ của mình được. Nhưng tiếp cận cấp cao nhất của việc đào tạo thần học là cũng khó đối với các nữ tu, vì những lý do không phải là kinh tế. Đó cũng là vấn đề của xơ Léocalie Billy, người Camêrun đang làm luận án ở Fribourg, Thụy Sĩ và ở Strasbourg về những vấn đề của sự liên đới. Xơ cho biết: Truyền thống Châu Phi cho người phụ nữ một chỗ đứng mà các thể chế của Giáo Hội không luôn luôn thừa nhận cho họ". Sự dấn thân của chị trong việc nghiên cứu luận án luân lý tự nó cũng đã là một hành vi giải phóng "Để người phụ nữ, để người nữ tu có thể nghiên cứu". Nhưng cũng vì các phụ nữ có một sự nhạy bén riêng, quý giá cho thần học luân lý. Đó cũng là ý kiến của Viviane Minikongo: "Bên cạnh lý trí, thần học luân lý cũng cần những cảm xúc, con tim, tình yêu."
Một số thần học gia cũng nhìn nhận điều đó. Chẳng hạn như, Dominador Bombongan, giáo dân người Phi Luật Tân, nói rằng tìm thấy ở đó “một sự tiếp cận trực giác hơn, toàn diện hơn, đặc biệt quý giá trong một khung cảnh nam giới thống trị và đến bổ túc cách hữu ích cho các nền thần học giải phóng."
Những kinh nghiệm này làm chứng cho một sự truyền bá tư tưởng, được tạo điều kiện dễ dàng bởi một tính chuyển động quốc tế quan trọng của các sinh viên và giáo viên. Thần học luân lý được phong phú từ đó. "Châu Á mang lại cho chúng ta chiều kích đối thoại liên tôn và mời gọi chúng ta đến sự hài hòa, Châu Phi nói với chúng ta về sự giải phóng và hội nhập văn hóa, Ấn Độ làm cho chúng ta lắng nghe cách cụ thể tiếng nói của những người đau khổ", cha Keenan tóm kết, bằng lòng với một cuộc hội nghị trong đó các bất đồng đôi khi sâu sắc được bày tỏ, nhưng luôn luôn cách tôn trọng.
Công đồng Trentô
Lôgô biểu trưng đón tiếp các tham dự viên cho thấy: Cửa kính hoa hồng của nhà thờ chính tòa của thủ đô Haut-Adige với những màu nóng đan chéo quả địa cầu được thắp sáng bởi một ánh sáng trắng gợi lên Thánh Thể – Thánh Thể mà các căn bản giáo thuyết đã được xác định bởi Công đồng Trentô. Một cách thức để nói rằng thần học luân lý muốn đóng góp vào việc mang lại một ánh sáng cho thể giới, được soi sáng bởi những nguồn mạch của đức tin được diễn tả bởi truyền thống Kitô giáo.
240 đóng góp đã thực sự cho phép trở về với những đóng góp của Công đồng Trentô, nghiên cứu những phát triển của truyền thống luân lý vào thời hiện đại cho đến những vấn đề đương đại (sự phát triển, chiến tranh chính đáng, những quyền căn bản của con người, sinh thái học…). Nhưng, cách ngạc nhiên, những vấn đề đạo đức kinh tế, đạo đức kinh doanh và đạo đức truyền thông lại bị bỏ qua, trước sự tiếc nuối của các nhà tổ chức, đang khi những đóng góp lại đặc biệt nhiều trong lãnh vực đạo đức sinh học và, ít hơn một chút, luân lý xã hội.
Đó là bằng chứng rằng thần học luân lý, cũng như các môn học khác, là phụ thuộc vào đòi hỏi của xã hội và những tiền tài trợ, mà ngày nay rộng rãi ưu đãi đạo đức sinh học. Một số thần học gia cố đạt tới sự xích lại gần nhau giữa các lãnh vực: "Bệnh sida không chỉ là một vấn đề đạo đức sinh học, cha Keenan giải thích. Đó cũng là một vấn đề công bằng trong quyền tiếp cận thuốc thang và chăm sóc."
Theo Dominique GREINER, La Croix
bài liên quan mới nhất
- Đối thoại cứu độ - Cái khung của nền luân lý tình huynh đệ
-
Đào tạo lương tâm và sự phân định trong Amoris Laetitia: Hướng tới một chuyển đổi hệ hình trong chăm sóc mục vụ gia đình -
Cha Alain Thomasset: “Phẩm giá không gắn liền với vẻ bề ngoài nhưng được ban tặng cùng với sự sống” -
Kénose là gì? -
Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần bốn - Đời sống độc thân trinh khiết Kitô giáo -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần ba - Xác thể phục sinh -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần một - Con tim được cứu rỗi (Giáo lí về Bài Giảng Trên Núi) -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác – Phần Giới thiệu -
Người Công Giáo có buộc phải đồng ý với Đức Giáo hoàng không?
bài liên quan đọc nhiều
- Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay
-
Vấn đề đạo đức của giới trẻ ngày nay -
Vấn đề nạo phá thai trong giới trẻ ngày nay -
Đồng tính & Hôn nhân đồng tính: Quan điểm của Giáo hội Công giáo -
Có phải tiền là tất cả ? -
Lương tâm của giới trẻ ngày nay -
Ảnh hưởng của vật chất đối với Thanh thiếu niên thời nay -
Thai nhi bị dị tật: Bỏ hay giữ? -
Bác thằng bần -
Đồng tính luyến ái và chuyển giới tính: một nhận định trên phương diện Khoa học và Luân lý Công giáo