Tầm quan trọng của việc phát hiện một tu viện gần Dubaï
TGPSG / Aleteia -- Việc phát lộ mới đây của những tàn tích tu viện Kitô giáo thế kỷ thứ 6 trên đảo Al-Siniyah, ngoài khơi Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất UAE, có thể giúp hiểu biết rõ hơn về lịch sử Kitô giáo trong vùng Vịnh Ba Tư, trước khi Hồi giáo chiếm lĩnh nơi này.
Những đồi cát trên đảo Al-Siniyah, nằm trong tiểu vương quốc Oumm Al Quaiwain, cách TP Dubaï hào nhoáng khoảng 50 km, mới đây đã phát lộ ra những tàn tích khảo cổ học quan trọng: những gì còn sót lại của một tu viện kitô giáo đã 1400 năm tuổi.
Những phân tích bằng carbone 14 trên nhiều mẫu quả nhiên đã cho phép xác định nền móng của tòa nhà được hình thành từ năm 534 đến năm 656, nghĩa là trước khi Hồi giáo được truyền bá khắp vùng. Xin nhắc lại: những phát hiện đầu tiên kiểu này cũng đã từng xảy ra vào năm 1990, trên đảo Sîr Banî Yâs, gần biên giới với Ả rập Xê-út.
Những hình ảnh chụp từ trên cao của địa điểm Al-Siniyah khiến chúng ta liên tưởng tới cách tổ chức của một kiểu phức hợp kiến trúc thực sự: một thánh đường một gian duy nhất để tụ họp các tín hữu, nhiều căn phòng liền nhau, có vẻ như là có những giếng rửa tội cùng với một lò nướng bánh mì - có lẽ để dành cho những nhu cầu phụng tự. Những gì còn lại của một tòa nhà khác có 4 gian với sân trời bên trong cũng lộ rõ; đây có thể là nơi ở của vị phụ trách tu viện - một cha bề trên hay một vị giám mục. Ngay bên cạnh nhà thờ lại có một quần thể kiến trúc khác mà các nhà khảo cổ học xác định đó là một ngôi làng tiền-hồi-giáo.
Và nó đã khẳng định một điều chắc chắn: bán đảo Ả Rập ngày nay cho thấy cái "nôi của các quốc gia" này đã hiện hữu cách đây cả hơn ngàn năm.
Công việc khai quật, vẫn đang tiếp diễn, được bộ Văn Hóa UAE (Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất) tài trợ một phần. Đối với giáo sư Timothy Power, người đang tham gia dự án, thì sự phát hiện này càng hấp dẫn hơn khi nó liên quan đến một mảng còn ít được biết đến trong lịch sử của vùng. Và nó đã khẳng định một điều chắc chắn: bán đảo Ả Rập ngày nay cho thấy cái "nôi của các quốc gia" này đã hiện hữu cách đây cả hơn ngàn năm.
Sự hiện hữu của Kitô giáo tại bán đảo Ả Rập tiền-hồi-giáo
Lịch sử Kitô giáo nơi bán đảo Ả Rập vẫn còn nhiều khoảng trống, đang được những nguồn văn học và khảo cổ học nỗ lực làm sáng tỏ. Những dấu vết đầu tiên về sự truyền bá đạo Kitô được nhắc đến trong những văn bản viết tay - tác giả Origène hay Eusèbe de Césarée - bắt đầu từ thế kỷ thứ tư; việc loan báo Tin Mừng của những nhà truyền giáo chắc chắn đã đến được tận cái tỉnh Ả Rập xa xôi này của La Mã. Trước thời điểm này, hoàn toàn không có dấu vết nào cho thấy có sự hiện diện của Kitô giáo. Vẫn căn cứ theo những văn bản đó, Kitô giáo sau đó có thời kỳ nở rộ và được tổ chức quanh nhiều tòa giám mục - chẳng hạn như 17 vị giám mục có thể đã từng có mặt tại Công đồng chung Chalcédoine năm 451.
Các cộng đoàn tín hữu chủ yếu đã tụ họp quanh hai cực: vùng Đông Bắc bán đảo Ả Rập, nơi có vẻ như Kitô giáo đã hoàn toàn biến mất vào khoảng thế kỷ thứ 9, do việc Hồi giáo hóa, và vùng Nam bán đảo Ả Rập (hiện nay là Yémen), nơi những nỗ lực tồn tại của Kitô giáo vẫn còn đó ít nhất cho đến thế kỷ 13, nghĩa là 7 thế kỷ sau khi đạo Hồi tiến vào nơi này.
Nhiều nhà khảo cổ học công tác tại vùng này từ nhiều năm nay, mới đây đã tìm thấy những hàng chữ Ả Rập chứng minh các Kitô hữu đã dùng thứ chữ này, ngoài chữ syriaque (chữ syrie cổ), ngay từ thế kỷ thứ 5. Đã có liên tiếp nhiều phát hiện vào những năm gần đây, ở UAE hay ở Ả rập Xê-út, nơi cho đến nay vẫn không mở cửa cho những nhà truyền giáo nước ngoài. Tuy nhiên, đất và đá đã bắt đầu lên tiếng, và có một điều chắc chắn là: bán đảo Ả Rập vẫn chưa phát lộ hết những bí ẩn của giai đoạn lịch sử phong phú vào thời kỳ tiền-hồi-giáo của mình.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô