Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất và trong cả năm 2012 (tiếp theo)
Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi
nhờ cuộc chiến thắng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
(1 Cr 15, 51-58)
Do Hội Đồng Tòa Thánh cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu
và Ủy Ban Đức tin và Hiến pháp của Hội đồng Đại kết các Giáo hội
đồng soạn thảo và phát hành
CỬ HÀNH ĐẠI KẾT
Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi nhờ cuộc chiến thắng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta (1Cr 15, 51-58)
Dẫn vào nghi thức cử hành
Phần cử hành đại kết trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất 2012 này do một nhóm đại kết của Ba Lan thực hiện. Họ đã soạn thảo phần nghi thức phụng vụ này dựa trên kinh nghiệm vui cũng như buồn mà chính các tín hữu Ba Lan đã từng trải qua.
Lịch sử đất nước Ba Lan được ghi dấu bằng một chuỗi dài những thất bại và chiến thắng, những cuộc xâm lăng, chia cắt và đàn áp do các thế lực ngoại bang và các hệ thống thù địch trong nước gây ra. Nhưng lịch sử Ba Lan cũng được ghi dấu bởi cuộc chiến đấu trường kỳ nhằm chiến thắng tất cả các cuộc xâm lăng và lòng khao khát tự do.
Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất năm nay lấy chủ đề từ 1 Cr 15,51-58 trong đó đề cập đến sức mạnh biến đổi nhờ lòng tin vào Đức Kitô, sức mạnh này được hướng đến cách đặc biệt trong lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất hữu hình của Giáo hội là Thân Mình Chúa Kitô. Chính khi chúng ta cầu nguyện và khi chúng ta hành động nhằm đạt tới sự hiệp nhất hữu hình trọn vẹn của Giáo hội mà chính chúng ta -cũng như các truyền thống của chúng ta- được biến đổi và được trở nên giống Chúa Kitô. Đó là viễn tượng đầy hào khí nhưng nó cũng có thể làm cho chúng ta đầy lo sợ. Sự hiệp nhất mà chúng ta cầu xin có lẽ đòi hỏi chúng ta phải đổi mới một số cách sống trong Giáo hội mà chúng ta đã quá quen thuộc. Sự hiệp nhất này vượt lên trên “mối” tương quan huynh đệ và tương quan cộng tác làm việc. Chúng ta phải cởi mở với nhau, trao tặng cho nhau và đón nhận quà tặng mà chúng ta trao cho nhau để có thể thực sự đi vào đời sống mới mà Đức Giêsu, đấng là chiến thắng duy nhất đích thực.
Diễn tiến nghi thức cử hành
A. Mở đầu
Tùy theo thói quen của từng địa phương, có thể bắt đầu bằng bài hát, tiếp đến là lời nguyện mở đầu hay một hành động sám hối.
B. Lời Chúa
Có ba bài đọc Kinh thánh. Bài đọc 1 Cr 15 là chính yếu, được lấy làm chủ đề. Tiếp là bài giảng hay một bài suy niệm. Sau đó có thể lời tuyên xưng đức tin (giống như Kinh Tin Kính).
C. Lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất và được biến đổi
Các ý cầu nguyện đều xin ơn hiệp nhất và xin cho những hoàn cảnh khác nhau được biến đổi. Sau những lời cầu nguyện này là “dấu chỉ bình an”.
Dấu chỉ bình an và chia sẻ bánh opłatek
Người Ba Lan có tập tục chia cho nhau một miếng bánh không men, loại đặc biệt, mà người ta gọi là opłatek ở trong gia đình vào trước bữa ăn canh thức đêm Giáng sinh, trong nhà thờ trong Mùa Giáng sinh và cả trong lúc đi làm. Tập tục này thiêng liêng đối với người Ba Lan đến nỗi dù thuộc các niềm tin Kitô giáo khác nhau và ngay cả những người vô tín ngưỡng, dù họ sống ở Ba Lan hay ở nước ngoài, đều thực hành. Mỗi người được nhận một chiếc bánh “opłatek”. Người ta chia sẻ cho người khác một miếng bánh của mình rồi lại bẻ một miếng bánh mà người khác đang cầm và cùng ăn với nhau. Trong khi cùng ăn như thế, họ trao cho nhau những lời cầu chúc tốt đẹp. Tập tục chia bánh opłatek này biểu hiện sự hiệp nhất, tình yêu thương và sự tha thứ giữa những người được Đấng Cứu Thế viếng thăm. Dù đây không phải là Bánh Thánh Thể, nhưng nó có phần nào rất giống bởi vì nó tượng trưng cho sự hiện diện của Đấng được sinh ra trong Nhà của Bánh (ở Belem), Đấng trở nên Bánh Sự Sống cho mọi người.
Nếu không có bánh opłatek và bánh không men, chúng ta có thể sử dụng bánh thường dùng.
Việc trao “dấu chỉ bình an” này, nếu thấy thích hợp hơn, có thể thực hiện theo thói quen địa phương.
D. Kết thúc
Phần này gồm có một lời nguyện dấn thân dựa trên những chủ đề khác nhau trong tám ngày. Và buổi cử hành kết thúc bằng một phép lành theo như truyền thống địa phương.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô