Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất và trong cả năm 2011 - Phần IV: Ngày thứ tám
PHẦN IV: BẢN VĂN KINH THÁNH, SUY NIỆM VÀ LỜI NGUYỆN CHO TÁM NGÀY
NGÀY THỨ TÁM
Được kêu gọi để phục vụ công cuộc hòa giải
●Bản văn Kinh Thánh
Bài đọc I (Sáng thế 33, 1-4): Esau chạy đến gặp gỡ Giacóp và ôm hôn em mình; cả hai đều khóc
Đáp ca (Thánh vịnh 96, 1-13): Hãy nói với muôn dân: Chúa là vua hiển trị
Bài đọc II (2 Corinthô 5, 17-21): Thiên Chúa đã giao hòa chúng ta với Ngài nhờ Đức Kitô và chúng tôi được trao phó sứ vụ hòa giải
Tin mừng (Matthêô 5, 21-26): Con hãy để của lễ trước bàn thờ, trước hết hãy đi làm hòa với anh em con...
●Suy niệm
Lời cầu nguyện của chúng ta trong tuần này dẫn chúng ta tới một hướng đi chung. Dựa vào các bài đọc Thánh Kinh, chúng ta được mời gọi trở về với cội nguồn Kitô giáo – là cội nguồn của Giáo hội tông truyền tại Giêrusalem. Chúng ta đã thấy sự chuyên cần của Giáo hội này đối với lời giảng dạy của các Tông đồ, sống tình hiệp thông huynh đệ, tham dự lễ nghi bẻ bánh và cầu nguyện. Khi suy niệm về cộng đoàn Kitô hữu lý tưởng được diễn tả trong sách Công vụ Tông đồ 2,42, chúng ta liên hệ tới hoàn cảnh cụ thể của chúng ta: những chia rẽ, bất khoan nhượng, thất vọng và bất công. Từ đó, Giáo hội Giêrusalem đặt cho chúng ta câu hỏi sau: đâu là sứ mạng của chúng ta, ở đây và lúc này, khi chúng ta kết thúc Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất?
Các Kitô hữu tại Giêrusalem hôm nay gợi ý giúp chúng ta một câu trả lời: chúng ta được mời gọi trước hết phục vụ cho sự hòa giải. Lời kêu gọi hòa giải liên quan đến nhiều lãnh vực đang có nhiều chia rẽ phức tạp. Chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, để Giáo hội thực sự trở nên dấu chỉ và khí cụ chữa lành những chia rẽ và bất công trong lãnh vực chính trị cũng như xã hội; nhằm xây dựng sự chung sống hòa bình và công bằng giữa người Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo, nhờ đó sự thông cảm giữa những người tin và người không tin được triển nở. Trong đời sống cá nhân và gia đình, lời kêu gọi hòa giải cũng phải được đáp trả.
Bài đọc trích từ sách Sáng Thế cho chúng ta thấy rằng Giacóp và Êsau là hai anh em, nhưng họ đã tự trở thành người ngoại đối với nhau. Sự hòa giải giữa hai người đã được thực hiện vào lúc mà người ta nghĩ sẽ có xung đột căng thẳng. Bạo lực và những thói quen nóng nảy bị loại trừ khi hai anh em gặp gỡ nhau và cùng ôm nhau khóc.
Trước mặt Chúa, ý thức sự cần thiết của hiệp nhất giữa chúng ta với tư cách là Kitô hữu –và đương nhiên với tư cách là con người– dẫn chúng ta đến tâm tình tôn vinh ca tụng Chúa là Đấng cai trị thế giới với sự công minh và với tình yêu, như tác giả Thánh vịnh mời gọi. Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa tìm cách giao hoà mọi dân nước. Thánh Phaolô, như chúng ta thấy trong bài đọc thứ hai trên đây, ca tụng sự hòa giải như một “công trình tạo dựng mới”. Lời mời gọi hòa giải thúc bách chúng ta hãy để cho quyền năng của Thiên Chúa hoạt động nơi chính chúng ta để mọi sự được canh tân đổi mới.
Một lần nữa, Tin mừng tiếp tục mời gọi chúng ta sửa đổi phong cách sống. Đức Giêsu trong Tin mừng Thánh Mátthêô đã khuyên nhủ chúng ta cách dứt khoát: chúng ta không thể tiếp tục dâng tiến lễ vật ở bàn thờ, khi chúng ta biết rõ mình là người mang trách nhiệm về những chia rẽ và bất công. Lời kêu gọi cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu là lời mời gọi hòa giải. Sự hòa giải phải được thực hiện bằng những hành động cụ thể, kể cả khi vì thế mà chúng ta phải hy sinh một số hoạt động khác trong Giáo hội.
●Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa của hòa bình, chúng con cảm tạ Chúa đã sai con của Ngài là Đức Giêsu đến với chúng con. Trong Người, Chúa giao hòa chúng con với Chúa. Xin ban cho chúng con trở thành những tác nhân đích thực của sự hòa giải trong các Giáo hội. Xin giúp chúng con dấn thân phục vụ công cuộc hòa giải các dân tộc, đặc biệt tại Thánh Địa, là nơi Chúa muốn phá bỏ bức tường ngăn cách giữa các dân và quy tụ họ trong Thân mình Đức Kitô, là của lễ hy sinh dâng hiến trên đồi Canvê. Xin đổ đầy nơi chúng con tình yêu thương nhau, để sự hiệp nhất của chúng con góp phần thực hiện sự hòa giải mà Chúa mong muốn cho tất cả mọi tạo vật. Chúng con cầu xin Chúa trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài hát chính thức cho Năm Thánh 2025: Những người hành hương của hy vọng
-
Khẩu hiệu và huy hiệu Đức Giám mục Phụ tá tân cử Giuse Vũ Công Viện -
Thông báo về Thánh lễ Truyền chức Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội -
Giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn và cầu nguyện cho Đức cha tân cử Giu-se Vũ Công Viện -
Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá tổng giáo phận Hà Nội -
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám Mục Tân Cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh - ngày 08/10/2024 -
Trực tiếp Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Trực tiếp Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 08/10/2024 -
Caritas Việt Nam: Hội Nghị Thường Niên 2024 - Ngày I
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Tân Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Huế