Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất và trong cả năm 2011 - Phần IV: Ngày thứ hai
PHẦN IV: BẢN VĂN KINH THÁNH, SUY NIỆM VÀ LỜI NGUYỆN CHO TÁM NGÀY
NGÀY THỨ HAI
Nhiều chi thể trong một thân thể
● Bản văn Kinh Thánh
Bài đọc I (Isaia 55, 1-4): Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn!
Đáp ca (Thánh vịnh 85, 8-13): Ơn cứu độ được dành sẵn cho chúng ta
Bài đọc II (1 Corinthô 12, 12-27): Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể.
Tin mừng (Gioan 15, 1-13): Thầy là cây nho thật
● Suy niệm
Cộng đoàn Giáo hội Giêrusalem được mô tả trong sách Công vụ Tông đồ là kiểu mẫu cho sự hiệp nhất mà chúng ta đang tìm kiếm. Nó nhắc nhớ chúng ta rằng việc chúng ta cầu nguyện cho các Kitô hữu được hiệp nhất, không nên nhắm đến sự đồng dạng máy móc bởi vì sự hiệp nhất ngay từ đầu cộng đoàn Giáo hội đã mang tính đa dạng. Và cộng đoàn Giáo hội Giêrusalem chính là hình mẫu hay là biểu trưng cho sự hiệp nhất trong đa dạng.
Câu chuyện Hiện xuống được kể lại trong sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết, ngày đó, tất cả mọi người thuộc các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau trong thế giới cổ Địa Trung Hải và ở những nơi khác đều có mặt ở Giêrusalem, họ nghe Tin mừng bằng các ngôn ngữ riêng của mình và sau khi nghe Phêrô giảng, họ qui tụ lại để xưng thú tội lỗi, chịu phép rửa và được tràn đầy Thánh Thần. Về phần mình, thánh Phaolô sau này đã viết như sau: “Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất”. Những thành viên trong cộng đoàn này không hoàn toàn giống nhau như khuôn đúc, không hoàn toàn giống nhau về văn hóa, ngôn ngữ, không cùng một nghi thức đón nhận lời các Tông đồ và tham dự lễ bẻ bánh như nhau, nhưng là một cộng đoàn gồm những con người đa dạng và khác biệt. Sự khác biệt ấy đã từng gây ra những cuộc tranh luận lớn trong cộng đoàn. Tranh cãi đã từng xảy ra giữa các Kitô hữu gốc Hy Lạp và các Kitô hữu gốc Do Thái, vì khi phân phối đồ ăn, người ta đã lãng quên các bà góa Hy Lạp, như thánh sử Luca ghi lại sau này trong sách Công vụ Tông đồ 6,1. Dầu vậy, cộng đoàn Giáo hội Giêrusalem lúc ấy vẫn hiệp thông với nhau và vẫn nên một với Chúa Phục sinh, Đấng đã phán: “Thầy là cây nho, anh em là ngành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái”.
Hiện nay cộng đoàn Giáo hội Giêrusalem và các cộng đoàn Giáo hội Kitô trên khắp thế giới vẫn mang tính đa dạng. Tại Giêrusalem sự đa dạng này có thể dễ dàng biến thành đối đầu vì hiện nay bầu khí chính trị thù nghịch đang làm cho tình trạng ấy trầm trọng hơn. Nhưng cũng như Giáo hội Giêrusalem tiên khởi, các Kitô hữu ở Giêrusalem hiện tại nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta phải xây dựng một thân thể duy nhất từ nhiều chi thể, và xây dựng sự hiệp nhất từ những khác biệt. Những truyền thống cựu trào cũng dạy cho chúng ta biết nơi Giêrusalem trên trời sự đa dạng và hiệp nhất đều tồn tại. Nó nhắc nhớ chúng ta rằng sự khác biệt và sự đa dạng không có nghĩa là chia rẽ và phân tán, nhưng sự hiệp nhất mà các Kitô hữu cầu xin chính là sự hiệp nhất trong những khác biệt của con người.
● Lời nguyện
Lạy Chúa, từ nơi Chúa phát xuất sự sống trong đa dạng phong phú, Chúa mời gọi Giáo hội của Chúa, là Thân Thể Đức Kitô, hiệp nhất với nhau trong tình yêu. Xin làm cho chúng con càng ngày càng hiểu hơn về sự hiệp nhất trong đa dạng. Xin cho chúng con cố gắng cùng nhau xây dựng và rao giảng cho nhân loại được biết vương quốc tình yêu vô biên của Chúa khi chúng con biết đồng hành với nhau khắp nơi khắp chốn. Xin giúp chúng con luôn ý thức rằng Đức Giêsu là nguồn sự sống của tất cả chúng con. Chúng con cầu xin Chúa trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Trực tiếp Thánh lễ An táng Đức cố Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể lúc 08G00 Ngày 20/12/2024
-
Hành trình cuộc đời và con đường sứ mạng của Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể -
Toà Tổng Giám mục Huế kính báo: Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể đã an nghỉ trong Chúa -
Hội đồng Giám mục Việt Nam dựng bia ghi ơn Hội Thừa sai Paris -
Thánh lễ truyền chức Giám Mục cho Đức Cha Tân Cử Giuse Vũ Công Viện Ngày 28/11/2024 -
Trực tiếp Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Giuse Vũ Công Viện ngày 28/11/2024 -
Nghi thức Tuyên xưng Đức tin của Đức Giám mục tân cử Giuse Vũ Công Viện -
Kỳ họp Thường niên Ủy ban Công lý - Hòa bình 2024: Trái đất và môi sinh -
Khai mạc Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc lần thứ XX -
Khẩu hiệu và huy hiệu Đức Giám mục Phụ tá tân cử Giuse Vũ Công Viện
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô