Suy tư của Đức cha Jean-Michel di Falcon Léandri nhân Ngày Quốc Tế Truyền thông xã hội lần thứ 43 (2009)

Suy tư của Đức cha Jean-Michel di Falcon Léandri nhân Ngày Quốc Tế Truyền thông xã hội lần thứ 43 (2009)

Suy tư của Đức cha Jean-Michel di Falcon Léandri nhân Ngày Quốc Tế Truyền thông xã hội lần thứ 43 (2009)

Suy tư của Đức cha Jean-Michel di Falcon Léandri nhân Ngày Quốc Tế Truyền thông xã hội lần thứ 43 (24-05-2009) 

Ngày Quốc Tế Truyền thông xã hội lần thứ 43 năm nay (24-05-2009) có chủ đề “Nền công nghệ mới, mối tương giao mới. Thúc đẩy một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và hữu nghị”. Nhân dịp này, WHĐ xin giới thiệu suy tư của Đức cha Jean-Michel di Falcon Léandri, giám mục giáo phận Gap-Embrun, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông trực thuộc Hội đồng Giám mục Pháp về đề tài này. Bài của Đức cha di Falcon Léandri được đăng trên trang web HĐGM Pháp ngày 24-04-2009. 

HĐGM PHÁP (24.04.2009) –Ngày 24 tháng 5 tới đây, chúng ta sẽ mừng Ngày Quốc tế Truyền thông. Cách đây đúng bốn tháng, vào ngày 24 tháng 1, dịp lễ thánh François de Sales, bổn mạng các nhà báo, Đức Thánh Cha đã công bố sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền thông xã hội với chủ đề: “Nền công nghệ mới, mối tương giao mới. Thúc đẩy một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và hữu nghị”. 

Thông tin hay thiêu rụi tin tức? Nhà báo hay kẻ đốt nhà? Ngày nay không còn giống như thời trước nữa: từ trên giàn cao, người ta vẫn phóng chất dẫn hỏa nhưng là vào ngọn lửa của thông tin thời sự. Bốn tháng với ba “chuyện rắc rối” *, internet đã cho chúng ta thấy sức mạnh của mê hoặc, của bóp méo, của kỹ xảo, nhưng cũng là của sự cải chính cho sự thật. 

“Nền công nghệ mới, mối tương giao mới. Thúc đẩy một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và hữu nghị”. Khi xảy ra khủng hoảng, bao giờ chân tướng của chúng ta cũng bị bộc lộ. Đó là cơ hội để tự hỏi mình: chúng ta đã làm gì trong bốn tháng qua? Chúng ta đã nghe những gì: điều người ta đã nói, hay chỉ là những gì chúng ta muốn nghe? Chúng ta đã hành động thế nào? Đã phản ứng làm sao? Chúng ta tin ai? Chúng ta thay đổi cái gì? Bỏ đi cái gì? 

“Ông chủ của một tờ báo không phải là tổng biên tập hay cổ đông, cũng không phải là chủ bút hay ký giả, nhưng độc giả mới chính là ông chủ”, Raymond Aron (1905-1983) đã nói như thế. Là độc giả, thính giả, khán giả truyền hình, hay cư dân mạng, mỗi người chúng ta có thực sự ý thức rằng mình mới có quyền quyết định không? 

Trong sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền thông năm nay, Đức Thánh Cha viết: “Ước muốn kết nối và bản năng trao đổi, vốn hết sức hiển nhiên trong nền văn hóa hiện đại, thực ra chỉ là những biểu hiện mới mẻ của khuynh hướng cơ bản và vốn có nơi con người khi ra khỏi chính mình để đi vào mối tương giao với người khác.” Thế nên, không thể ra khỏi mình để bước vào mối tương giao nếu như không có niềm tin, và không thể có niềm tin nếu toàn là dối trá. 

Tôi là người yêu sự thật hay kẻ ngồi lê đôi mách? Tôi có sẵn sàng sử dụng óc phê bình? Tôi có tìm cách nhìn xa hơn? Tôi có cố gắng rèn luyện óc phán đoán hay chỉ đơn giản ngả theo thời thế (để gió cuốn đi)? “Bị gió cuốn đi, đó là số phận của chiếc lá úa”, Jean Guitton đã nói như thế. 

Internet là một công cụ hấp dẫn và đầy sức mạnh, để làm cho tốt hơn cũng như xấu hơn, để phá hoại cũng như xây dựng. Đừng để bị mắc lừa, “triều đại của sự thiện vững bền không bao giờ tồn tại trên trần gian này” (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe salvi, 24). Nhưng chúng ta hãy hy vọng. Nhờ Thánh Thần được ban cho chúng ta, chúng ta có được món tiền đặt cọc cho sự sống đời đời. Chúng ta có được niềm hy vọng chống lại mọi thứ hóa giải ảo tưởng. Trong tầm mức của mình, hành động của chúng ta không phải là “không quan trọng với diễn tiến của lịch sử”, (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe salvi, 35). Nhờ những kỹ thuật mới, nhờ những mối tương giao mà các kỹ thuật này thiết lập giữa chúng ta, chúng ta có thể thúc đẩy một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và hữu nghị. 

Vào dịp lễ Ngũ Tuần, năm mươi ngày sau khi Chúa Giêsu phục sinh, những người Do Thái “từ các dân thiên hạ” trở về Giêrusalem (Cv 2). Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các tông đồ loan báo những kỳ công của Thiên Chúa bằng tiếng bản xứ của mình. Đến tháng 5 năm 2009, mọi quốc gia trên trái đất đều được đón tiếp trên mạng. Nhiệm vụ của chúng ta là trở thành những chứng nhân thời đại điện toán (cyber-témoins), loan báo sứ điệp điện toán (cyber-message) của mình bằng muôn vàn phương cách: “Đức Ki tô đã sống lại! Người đã sống lại thật”.

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top