Suy niệm Lời Chúa hằng ngày: Thứ Tư tuần I mùa Thường Niên
THỨ TƯ TUẦN I THƯỜNG NIÊN
Mc 1,29-39
"Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy,
đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó."
(Mc 1,35)
1. Nhìn lại một ngày làm việc của Chúa Giêsu, ta thấy Ngài rất bận: giảng ở Hội đường (câu 21) ; giảng xong, chữa một người bị quỷ ám (cc 23-28); rời hội đường, Ngài đi chữa bệnh cho nhạc mẫu của Simon Phêrô (cc 29-32) ; chiều đến chưa kịp nghỉ ngơi người ta lại đem các bệnh nhân tới và Ngài lại cứu chữa (cc 32-34) ; Sáng sớm hôm sau, khi trời còn tối mịt, Ngài thức dậy sớm đi đến một nơi hoang vắng để cầu nguyện (c 35), rồi lại bắt đầu một ngày mới cũng hết sức bận rộn. Dù rất bận rộn, nhưng Chúa Giêsu vẫn dành thời giờ để cầu nguyện; dù bị đám đông ồn ào bao vây suốt ngày, Chúa Giêsu vẫn có cách tìm nơi yên tĩnh để cầu nguyện. Tại sao Chúa làm thế? Thưa, vì cầu nguyện là việc hết sức cần thiết.
Hôm ấy chàng sinh viên Ozanam, bước vào một nhà thờ cổ ở thủ đô Paris để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn. Đứng ở cuối nhà thờ nhìn lên, anh thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện nơi hàng ghế đầu.
Đến gần, Ozanam mới nhận ra đó chính là nhà bác học André Marie Ampère (1775-1836). Chàng sinh viên không ngừng theo dõi cử chỉ cầu nguyện của vị giáo sư vật lý và hóa học nói trên. Khi ông đứng dậy ra về, chàng liền đi theo cho tới phòng làm việc của ông. Thấy chàng thanh niên đứng trước cửa phòng dáng vẻ rụt rè, giáo sư Ampère liền cất tiếng hỏi
- Này, người bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải bài toán vật lý nào không?
Chàng sinh viên nhỏ nhẹ trả lời:
- Thưa giáo sư, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin giáo sư cho phép con được hỏi một chút về vấn đề đức tin mà thôi.
Giáo sư Ampère khiêm tốn đáp lại:
- Đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp ích cho anh về điều gì, tôi sẽ lấy làm hân hạnh.
Chàng sinh viên lại hỏi:
- Thưa giáo sư, người ta có thể vừa là nhà bác học vĩ đại vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường được chăng?
Giáo sư Ampère ngỡ ngàng trước câu hỏi vừa nêu. Với cặp môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:
- Chúng ta chỉ vĩ đại khi cầu nguyện mà thôi!
2. Tác giả cuốn "Đường Hy Vọng" viết: "Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa" (ĐHV 118).
Có lẽ chúng ta sẽ không tìm ra được mẫu gương nào, về việc liên kết giữa cầu nguyện và hoạt động hoàn hảo hơn là mẫu gương Giêsu.
Thánh sử Marcô đã cho biết: "Chiều đến, lúc mặt trời lặn, người ta dẫn đến cho Người, tất cả những bệnh nhân, những người bị quỉ ám... Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều ma quỉ" (Mc 1,32-35). Chúa rất bận rộn. Chính Chúa đã quả quyết: "Cha Ta và Ta hằng làm việc luôn" (Ga5,17). Thế nhưng, không bao giờ vì công việc mà Chúa Giêsu đã bỏ qua việc cầu nguyện.
"Từ sáng sớm tinh sương, Chúa Giêsu đã chỗi dậy, ra khỏi nhà, tìm đến nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó"(Mc 1,35).
Chúa Giêsu đã thực sự hoà nhập hai việc cầu nguyện và hoạt động trong đời sống của Ngài. Với hồn tông đồ đầy nhiệt huyết này, Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mệnh và hoạt động cho Nước Trời Chúa Cha trao phó cho Ngài.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã dành bao nhiêu thời giờ trong ngày cho việc cầu nguyện? Đời sống hạnh phúc thực sự của chúng ta ở đâu? Nhờ Lời Chúa, nhờ sự khát khao đời sống tâm linh, hay nhờ sự cuốn hút của tiền bạc và danh lợi?
Một linh mục kia muốn làm một cuộc thống kê về tình hình của xứ đạo, ngài hỏi gia đình kia một câu hỏi thường lệ:
- Các con có thường cầu nguyện chung cả gia đình không?
Ông gia trưởng trả lời:
- Thưa cha, chúng con không có thời giờ.
- Giả như con biết một đứa con sẽ bị bệnh nếu không cầu nguyện, gia đình con có cầu nguyện không?
- Ồ con đoán chúng con sẽ cầu nguyện.
- Giả sử con biết ngày nào đó khi gia đình lơ là việc cầu nguyện, một đứa con sẽ gặp tai nạn. Con có cùng cầu nguyện không?
- Tất nhiên chúng con sẽ cầu nguyện.
- Giả sử mỗi ngày con quên cầu nguyện, giáo luật phạt 5 dollars. Con có dám sao lãng việc cầu nguyện không?
- Chắc chúng con sẽ cầu nguyện. Nhưng cha hỏi như thế để làm gì?
- Vấn đề của con là không có thời giờ. Con có thể tìm được thời giờ. Con không nghĩ cầu nguyện chung gia đình là quan trọng như nộp phạt hay giữ sức khỏe cho con. Ơn Chúa ban qua lời cầu nguyện quan trọng hơn bất cứ những gì con có thể nghĩ tới.
Bao nhiêu tấm gương của biết bao nhiêu người vẫn còn đó. Bỏ đạo, bỏ Chúa! Người ta nại ra đủ mọi thứ lý do để lý giải cho những hành vi xuống dốc về đời sống tâm linh đạo đức của mình. Nào là bận công ăn việc làm, nào là không có giờ... Thế nhưng, thử hỏi, kết cục cuộc đời rồi sẽ đi về đâu?
bài liên quan mới nhất
- Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội
-
Ngày 07/12: Thánh Ambrôsiô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 06/12: Thánh Nicôla, giám mục -
Ngày 04/12: Thánh Gioan Đamas, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231) -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội