Suy nghĩ theo ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá
Suy nghĩ theo ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá, trong khi suy nghĩ theo con người trần gian là gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên và không chấp nhận chương trình tình yêu của Người.
Kính thưa quý vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với gần 2.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 28-8-2011 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.
Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em thân mến, trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ hiểu rằng Người phải đi Giêrusalem và chịu đau khổ nhiều vì các bô lão, các thủ lãnh các tư tế và các ký lục, bị giết chết và sống lại ngày thứ ba” (Mt 16,21). Tất cả xem ra bị đảo lộn trong con tim của các môn đệ. Làm sao mà “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (c. 16) lại có thể bị đau khổ cho tới chết được? Tông đồ Phêrô nổi loạn, không chấp nhận con đường ấy, nên mới lên tiếng nói với Thầy rằng: “Xin Thiên Chúa đừng để Thầy gặp chuyện ấy” (c. 22). Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Xem ra là điều hiển nhiên, sự khác biệt giữa chương trình tình yêu của Thiên Chúa Cha, đi tới chỗ ban Con Một trên thập giá để cứu chuộc nhân loại, và các chờ mong, các ước muốn, các dự án của các môn đệ. Và sự đối chọi ấy ngày nay cũng lập lại nữa: khi việc thực hiện cuộc đời mình chỉ hướng tới chỗ thành công xã hội, sự giầu sang vật lý và kinh tế, thì nó không lý luận theo Thiên Chúa nữa, mà theo con người (c. 23). Suy tư như thế giới là gạt bỏ Thiên Chúa ra một bên, không chấp nhận chương trình tình yêu của Người, và hầu như ngăn cản Người chu toàn ý muốn khôn ngoan của Người. Vì thế Chúa Giêsu mới nói với Phêrô một lời đặc biệt cứng cỏi: “Hãy lui ra đàng sau Ta, Satan! Con là cớ gây vấp phạm cho Thầy” (ibi.). Chúa dậy cho biết rằng “con đường của các môn đệ là theo Người, Đấng Bị Đóng Đanh”. Nhưng trong tất cả ba Phúc Âm Người đều giải thích việc đi theo đó trong dấu chỉ của thập giá... như con đường “đánh mất chính mình”, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Đức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: “Cũng như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ, ngày nay Người cũng mời gọi chúng ta: Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ chính minh, vác thập giá mình và theo Thầy (Mt 16.24)”. Và Đức Thánh Cha minh giải như sau: Tín hữu Kitô theo Chúa, khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, xem ra nó là một thất bại và là việc “đánh mất đi sự sống” (x. c.25-26), vì họ biết rằng mình không vác thập giá một mình, nhưng chia sẻ cùng con đường hiến dâng đó với Chúa. Vị Tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một cách nhiệm mầu chính Chúa Kitô chấp nhận... chết trên một thập giá để nhổ tận gốc rễ tội kiêu căng khỏi trái tim con người, và biểu lộ một sự vâng phục toàn vẹn con thảo” (Es. ap. Gaudete in Domino (9 maggio 1975, AAS 67 (1975) 300-301). Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Đức Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn nhân loại. Thánh Cirillo thành Giêrusalem giải thích rằng: “Thập giá chiến thắng đã soi sáng những ai bị mù lòa vì ngu muội, đã giải thoát người bị tội lỗi giam cầm, đã đem lại ơn cứu độ cho toàn nhận loại” (Catechisis Illuminandorum XIII,1; de Christo crucifixo et sepulto: PG 33, 772 B).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: “Chúng ta hãy phó thác lời cầu nguyện của chúng ta cho Đức Trinh Nữ Maria và thánh Agostino mà hôm nay chúng ta kính nhớ, để cho mỗi một người trong chúng ta biết theo Chúa trên con đường thập giá, và để cho mình được biến đổi bởi ơn thánh Chúa, bằng cách canh tân kiểu suy tư hầu có thể phân định ý muốn của Thiên Chúa, biềt điều nào tốt, hoàn hảo và đẹp lòng Chúa” (Rm 12,2).
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa thánh cho mọi người.
Ngài đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan.
Bằng tiếng Ý ngài chia vui và chúc mừng 40 năm linh mục của Đức cha Marcello Semeraro, Giám mục Giáo phận Albano, cũng như Đức cha Bruno Musarò mới được chỉ định làm Sứ thần Tòa thánh tại Cuba, Đức cha Filippo Santoro, Giám mục Petropolis bên Brasil và 17 linh mục hiện diện trong buổi đọc kinh Truyền Tin.
Bằng tiếng Pháp Đức Thánh Cha nói con đường theo Chúa cam go, vì nó đòi hỏi một sự hoán cải con tim thường hằng, bằng cách để cho ý muốn của Thiên Chúa uốn nắn. Nhưng chúng ta đừng sợ hãi dấn thân, vì đó là con đường của sự sống.
Bằng tiếng Anh ngài đã chào các tín hữu thuộc hiệp hội Đức Maria mẹ người nghèo, cũng như các bạn trẻ Nam Phi và các sinh viên mới của trường Bắc Mỹ.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô