Quản trị viên truyền thông tác nghiệp trên chiếc Buýt 2.0

Quản trị viên truyền thông tác nghiệp trên chiếc Buýt 2.0

Madrid, 11 Tháng Tám 2011 - Nếu cần có một điều gì đó để đánh dấu sự khác biệt của ĐHGTTG Madrid thì đó sẽ là lần đầu tiên mà ĐHGTTG được kết nối hoàn toàn với các mạng xã hội. Nhận thức một cách đầy đủ rằng, các phương tiện truyền thông đã trở thành một công cụ để giao tiếp đến mọi nơi trên thế giới, một đội ngũ các quản trị viên mạng xã hội đã dành nhiều tháng trời với 20 ngôn ngữ khác nhau để đăng tải các tin tức về cuộc hội ngộ toàn cầu này.

ĐHGTTG 20111 không phải chỉ được tổ chức ở một góc nào đó trong Madrid mà thôi, các quản trị viên mạng xã hội cần phải tiếp tục tác nghiệp mà không bị bỏ lỡ một chi tiết nào về những gì sẽ xảy ra từ ngày 16-21 Tháng Tám. Để có được điều này, nhóm quản trị viên mạng xã hội đã có một phương tiện đi lại cho phép họ có thể kết nối mọi lúc, mọi nơi trong thành phố và có thể đồng thời đến những nơi mà các sự kiện đang diễn ra.

Một nhiệm vụ trên toàn thế giới

ĐHGTTG Madrid đã có gần 350.000 người theo dõi trên các mạng xã hội khác nhau. Cư dân mạng yêu thích nhất là Facebook (với 20 ngôn ngữ) và Twitter, cho phép chúng ta theo dõi các sự kiện trực tiếp bằng 10 ngôn ngữ, và mạng xã hội Tuenti của Tây Ban Nha với gần 20.000 người theo dõi. Ngoài ra, ĐHGTTG còn có bảy kênh trên YouTube để chia sẻ video và trang hình ảnh Flickr.

Gần 80 tình nguyện viên đến từ năm châu lục đang làm việc cùng nhau để mang đến cho tất cả các bạn trẻ những thông tin về cuộc hội ngộ Đức Tin này. Như trường hợp của Pierre-Louis Reymond, quản trị viên trang Facebook tiếng Ả Rập và với hơn 2.200 người theo dõi. Anh từng tham dự kỳ ĐHGTTG tại Paris, điều đó đã tác động anh mang những trải nghiệm của mình đến phục vụ ĐHGTTG Madrid. Anh tình nguyện phụ trách việc đưa thông tin đến với người Ả Rập. "Tôi nghĩ rằng đây là một cách tốt để giúp đỡ những bạn trẻ và nói với thế giới về sự hiện diện của Đức Tin Kitô giáo ngay trong thế giới Ả Rập". 

Trường hợp của Kristina Poviliunaite cũng vậy. Người gốc Latvia, cô đã đến Madrid vào Tháng Giêng để bắt đầu cuộc phiêu lưu thú vị khi làm quản trị viên tiếng Lithuania cho ĐHGTTG. "Tôi hài lòng với những gì tôi đang làm, bởi vì người dân đất nước tôi có thể tìm hiểu tất cả về ĐHGTTG và đồng thời tôi muốn chia sẻ cuộc hội ngộ quốc tế lớn lao này với đắt nước Lithuania".

Nhưng công việc của đội ngũ mạng xã hội trong những tháng qua đã đi xa hơn thế. "Madrid 11 en Directo", chương trình truyền hình trực tiếp các tin tức đã được hàng trăm người theo dõi mỗi tuần. Các cuộc thi như "30 ngày, 30 câu hỏi","Hãy nói cho chúng tôi câu trích dẫn yêu thích của bạn", "100% tự nhiên" và "Chúng tôi sẽ đến Madrid" đã tạo cơ hội cho 70 người được đi cùng với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI qua Puerta de Alcalá, được đứng trên sân khấu trong hoặc chỗ ngồi ưu tiên trong Đêm Canh Thức ở Cuatro Vientos.

Tiếp theo, ngày 19 Tháng Tám lúc 14:00 tại Palacio de los Deportes de Madrid, tất cả những ai đã tham gia mạng xã hội trong những tháng qua được mới gọi đến với iCat. Điều này nhằm mục đích tạo ra một điểm hội ngộ về những trải nghiệm cá nhân và hy vọng sẽ mở một cuộc thảo luận về sự tham gia của họ trên mạng lưới. 

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói về công nghệ kỹ thuật số

Trong Ngày Thế Giới về Truyền Thông Xã Hội năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói rằng: "Các công nghệ kỹ thuật số tân kỳ đang làm biến đổi các mẫu hình truyền thông và quan hệ công chúng. Chúng có tiềm năng phi thường một khi được sử dụng để mang lại lợi ích cho sự hiểu biết và đoàn kết của con người. Chúng là một món quà thực sự cho nhân loại, và vì lý do này, chúng ta nên đảm bảo rằng hãy mang đến những lợi ích như thế cho tất cả mọi người và tất cả các cộng đồng, đặc biệt là người nghèo khổ và dễ bị tổn thương nhất. Chúng cũng đã khai mở con đường đối thoại giữa những người thuộc các quốc gia, các nền văn hóa và các tôn giáo khác nhau".

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top