Ngày Đối thoại Do Thái - Kitô giáo: Tuyên ngôn Nostra Aetate vẫn nguyên vẹn giá trị

WHĐ (16.01.2013) – “Về Tuyên ngôn Nostra Aetate, Giáo Hội sẽ không đặt vấn đề xét lại bởi làm gì có chuyện xét lại Công đồng. Đó là điều không thể tưởng tượng nổi. Đức Thánh Cha không thể khước từ quyền giáo huấn của mình”.
Đức hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ sự Hiệp nhất các Kitô hữu, kiêm Chủ tịch Ủy ban Liên lạc với Do Thái giáo, đã phát biểu như trên khi được SIR (cơ quan thông tin tôn giáo) đặt câu hỏi vào hôm trước khi diễn ra Ngày Đối thoại Do Thái - Kitô giáo được tổ chức trên khắp Italia ngày 17-01-2013.
Như vậy, vị Hồng y người Thụy Sĩ này đã trả lời một cách rõ ràng trước những “mối quan ngại” liên quan đến cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và các thành viên Huynh đoàn Thánh Piô X.
ĐHY tuyên bố: “Do Thái là anh em của chúng ta. Đó là những người anh: theo quan điểm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về sự hiệp nhất giữa hai Giao ước, chúng ta có mối liên hệ không gì chia cắt được với các tín đồ Do Thái giáo. Đây chính là quan điểm đặt mọi việc dưới ánh sáng Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II. Trong Giáo hội Công giáo hiện nay, Tuyên ngôn này còn nguyên vẹn giá trị. Chỉ có nhóm theo khuynh hướng Lefebvre là không chấp nhận và cũng chẳng chấp nhận việc đối thoại đại kết, quan hệ với Do Thái giáo và tự do tôn giáo. Đó lại là những điểm chính trong giáo huấn của Đức Thánh Cha và nếu một nhóm nào không công nhận Công đồng, không chấp nhận Huấn quyền, thì phải tự hỏi liệu mình có thể được coi là Công giáo hay không. Vấn đề cơ bản là như thế”.
Tiếp đó ĐHY Koch đã nhắc lại tuyên bố của cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, về phát biểu của Giám mục Fellay (thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X): “Mọi hình thức bài Do Thái đều là hành động phi-Kitô giáo và Giáo hội Công giáo phải đem hết sức đấu tranh với hiện tượng này”.
Cũng cần nhắc lại: Tuyên ngôn Nostra Aetate, tức Tuyên ngôn của Công đồng Vatican II về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, được các nghị phụ Công đồng biểu quyết thông qua ngày 15-10-1965 và được Đức giáo hoàng Phaolô VI ký ban hành và công bố ngày 28-10-1965, hai tháng trước khi bế mạc Công đồng Vatican II.
(Theo Radio Vatican)
bài liên quan mới nhất

- Đức Lêô XIV kêu gọi Iran và Israel xử trí với “trách nhiệm và lý trí”
-
Đức Lêô XIV: Phêrô và Phaolô, mẫu gương của hiệp thông và hòa hợp -
Đức Lêô XIV nói với người Công giáo Ukraina: “Đức tin của anh chị em đang bị thử thách” -
Kỷ niệm 10 năm Tòa Thánh công nhận Nhà nước Palestine -
Sứ điệp Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi các linh mục nhân ngày Thánh hoá các Linh mục năm 2025 -
Đức Lêô XIV: Xin cho các linh mục được Tình Yêu Chúa uốn nắn -
Đức Leo XIV khích lệ các Giáo hội Đông phương tiếp tục làm chứng giữa đau thương chiến tranh -
Đức Lêô XIV kêu gọi các Giám mục trở thành người kiến tạo hiệp thông -
Đức Lêô XIV: Hãy đến với Chúa Giêsu, nguồn hy vọng chữa lành chúng ta! -
Đức Lêô XIV nhắn nhủ các chủng sinh nhiệt thành với đời sống linh mục
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y