Ngày 14/2: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục
Thánh CYRILLÔ, tu sĩ
và Thánh MÊTÔĐIÔ, giám mục
Cyrillô và Mêtođiô thuộc về một gia đình nghị viên miền Thessalônica. Triều đình đã muốn xem người con trưởng sáng sủa xinh đẹp như thần đồng. Nhưng đối với anh sự khôn ngoan đáng quí chuộng hơn mọi hư danh trần thế. Người con út có tính cách vừa trầm tư vừa hung hăng hay lý sự nữa. Sau khi theo học ở tại Constantinople, hai anh em đều chiếm giữ những chức vụ thuộc dân sự. Cyrillô làm giáo sư triết học. Sau cùng thì lần lượt họ đạt tới lý tưởng làm linh mục.
Nhà vua Moravia xin hoàng đế gửi các thừa sai tới. Vì biết tiếng Slave nên hai anh em đã được chọn. Các Ngài đã phát minh ra mẫu tự Slave cũng như văn chương người Slave sau này được mọi người chấp thuận.
Cyrillô còn học tiếng Hípri để tranh luận với người Do Thái. Hai anh em thừa sai thực hiện hoạt động vừa chính trị vừa tôn giáo. Các Ngài tổ chức Kitô giáo ở Bulgaria, Moravia và nơi những dân Slave mà bước chân đế quốc đặt tới.
Một giai thoại chứng tỏ tính khí mạnh mẽ của Mêtođiô. Ngài chỉ đích danh được thù nhân người Đức của mình để phá tan họ. Ngài nói: - “Các ông chống lại sắt thép, các ông sẽ bể sọ.” Với lòng đầy nhiệt thành, Ngài lau mồ hôi và kể lại một ngụ ngôn:
"Người ta hỏi một triết gia, tại sao ông lại toát mồ hôi như vậy?"
Và Ngài thêm vào câu trả lời: - “Chính vì tôi đã phải tranh luận với những người đần độn.”
Các Giám mục người Đức chống lại việc nhà truyền giáo đã đưa ngôn ngữ Slave vào phụng tự mà các Ngài coi như dụng cụ tuyệt hảo trong công cuộc chinh phục của mình. Hai anh em phải đi Rôma để biện minh cho mình và được Đức Giáo hoàng Nicola I ưng thuận. Vị kế nhiệm của Đức Nicola I còn tấn phong ngài làm giám mục nữa. Cyrillô đã qua đời tại Rôma năm 869, lúc 42 tuổi.
Mêtodiô còn sống thêm hai mươi năm để truyền giáo cho các dân tộc tại Slave. Ngài chịu đau khổ nhiều, bị một bồi thẩm đoàn giám mục miền Bavière tố cáo là lạc giáo và bị giam giữ hai năm tại một nơi xa vắng lạnh lẽo. Ngài lại bị mang ách, luôn bị bách hại, bị tố cáo tới Rôma là đã làm sai lạc Đức Tin. Hai lần ngài phải đi giải trình với Đức Thánh Cha và Đức Thánh Cha đã coi những lời tố cáo là vu khống. Hoàng đế Basiliô xin ngài đi Consttantinople là nơi ngài được tiếp đón nồng hậu. Cũng vị vua này đã muốn gửi ngài trở lại Russi và Bulgaria, nhưng thánh nhân trở lại Moravia và qua đời tại đó năm 884.
Hai anh em đã mang văn minh lại cho dân Slave khi truyền bá Đức Tin cho họ. Các Ngài đồng thời vừa là các tông đồ vừa là các văn hào tiên khởi của dân tộc Slaves.
Nguồn: Theo vết chân Người
bài liên quan mới nhất
- Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội
-
Ngày 07/12: Thánh Ambrôsiô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 06/12: Thánh Nicôla, giám mục -
Ngày 04/12: Thánh Gioan Đamas, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231) -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội