Lý thuyết phái tính ở trường trung học: “Một giảng dạy ý thức hệ”

Lý thuyết phái tính ở trường trung học: “Một giảng dạy ý thức hệ”

Những giải thích của tổ chức Lejeune

Niên khóa 2011-2012, lý thuyết phái tính sẽ được đưa vào giảng dạy tại các trường trung học ở Pháp, trong khuôn khổ các môn Khoa học về sự sống và trái đất. Đây là một lý thuyết có tính cách ý thức hệ chối bỏ sự khác biệt giữa các giới tính và sự bổ túc tự nhiên giữa người nam và người nữ. Đây là lối tiếp cận có nguy cơ gây ra những hậu quả tai hại cho việc xây dựng căn tính và nhân cách của các thiếu niên. Tổ chức Lejeune đưa ra những phân tích sau.

Một lý thuyết đấu tranh…

Ý thức hệ phái tính thâm nhập vào trường quốc tế lúc diễn ra Hội nghị thế giới về phụ nữ ở Bắc Kinh vào năm 1995: ngày nay, nó lôi cuốn các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và nghị viện Châu Âu. Hình thành vào những năm 1970 ở Hoa Kỳ dưới ảnh hưởng của các nhà tư tưởng Pháp như là Michel Foucault và Jacques Derrida, lý thuyết phái tính trước tiên đã là dụng cụ ý thức hệ và cách mạng của phong trào nữ quyền đấu tranh: nhân danh sự bất phân biệt kỳ thị giữa nam và nữ, nó bác bỏ nền tảng sinh học giữa các giới tính như là dữ kiện xác định căn tính tự nhiên đối với nhân vị và khẳng định rằng sự khác biệt giữa nam và nữ chỉ phụ thuộc vào một sự xây dựng xã hội. Các phái tính nam và nữ hệ tại ở những “vai trò” xã hội - văn hóa võ đoán mà vì thế có thể tháo dỡ. Do đó, chẳng có bất kỳ sự năng động tự nhiên nào thúc đẩy người nam và người nữ hướng đến nhau: khuynh hướng này cũng thế chỉ thuộc về những điều kiện xã hội. Trong viễn ảnh này, chính định hướng giới tính (tình dục đồng giới, tình dục khác giới, lưỡng tính, chuyển giới tính) phải trổi vượt trên giới tính sinh học, được xác định về mặt di truyền bởi các nhiễm sắc thể giới tính XX hay XY.

…mạo xưng là khoa học

Những cuốn giáo khoa sinh học mới lấy lại cách rộng rãi những luận đề không mấy sinh học này. Cuốn giáo khoa Hachette cho rằng căn tính giới tính thuộc về một chọn lựa chủ quan của cá nhân: “Căn tính giới tính là sự nhận thức chủ quan mà người ta có về giới tính riêng của mình và của định hướng phái tính của mình. (…) Định hướng phái tính phải được phân biệt rõ ràng với giới tính sinh học của con người”. Đối với cuốn giáo khoa Bordas, duy chỉ bối cảnh xã hội - văn hóa mà thôi là đủ để giải thích ưu thế của khuôn mẫu khác giới tính.

Môi trường giáo dục và các cha mẹ của học sinh đã mạnh mẽ tố giác sự xâm nhập lạm dụng của ý thức hệ này trong chương trình sinh học. Tập hợp lại thành tập thể “Trường mất phương hướng”, các giáo viên trường công đã gởi đến cho bộ trưởng Giáo dục quốc gia, ông Luc Chatel, một bản kiến nghị tập hợp 33.000 chữ ký: ông bộ trưởng đã từ chối mọi đối thoại. Các hiệp hội gia đình Công giáo và giáo dục Công giáo cũng đã phản đối.

Các nghị sĩ đã can thiệp với ông Luc Chatel để ngưng bán và xem xét lại các cuốn giáo khoa này. Nghị sĩ Christian Vanneste, được các đồng nghiệp Xavier Breton, Marc Le Fur và Jean-Marc Nesme ủng hộ, nhắc lại rằng Giáo dục quốc gia không được “gieo dần những quan niệm thuần túy ý thức hệ, dưới vỏ bọc giảng dạy khoa học”. Đối với các vị khác như Dominique Dord, Jacques Myard, Yannick Favennec hay Véronique Besse, giảng dạy lý thuyết này là “không hợp lý, vô trách nhiệm” và “làm tổn hại đến bổn phận trung lập của Giáo dục quốc gia, khi can dự vào các lương tâm cá nhân và trong phạm vi gia đình”.

Giải mã

Đối với triết gia Thibaud Collin, “khuyến khích việc bất phân biệt giới tính trên thực tế là cổ võ cho đồng tính luyến ái. Những lý thuyết này là một đầu cầu đối với sự thay đổi xã hội tận căn”. Sự phân ly giới tính và việc sinh sản do đó được hoàn thành: cuộc cách mạng văn hóa được (lý thuyết) phái tính mong muốn đã cổ võ các quyền ngừa thai, phá thai và sinh sản nhân tạo.

Một số nhà phân tâm học, như Tony Anatrella và Jean-Pierre Winter, đã báo động về các nguy cơ mà lý thuyết phái tính đe dọa đối với việc bảo vệ mối liên hệ xã hội và cấu trúc tâm lý của con người.

Trong cái nhìn hiện thực của nó, sự khác biệt giới tính đặt người nam và người nữ “trong một sự bình đẳng về phẩm giá và trong một mối quan hệ được xây dựng trên sự bổ túc” mà cho phép sự hợp tác của họ, cần thiết cho việc tạo nên mối liên hệ xã hội. Xã hội không thể được xây dựng trên những “căn tính phái tính giả tạo” hay trên những định hướng phái tính có nguy cơ dẫn đến “những phân ly tâm lý và nhân chủng, nguồn của những bạo lực và bất công”.

Các ý tưởng được chuyển tải bởi lý thuyết phái tính khép kín trong “khuôn mẫu ‘hết thảy chúng ta đều giống nhau’, ở đó mỗi người được yêu cầu ở trong một kết cấu quá tự mê tự mãn”. Khi chối bỏ sự khác biệt, nó ngăn trở việc mở ra cho người khác và “phân tách, phân chia và mời gọi mỗi giới tính ở yên nơi chính mình”.

Kết luận

Ở Tây Ban Nha, chính phủ Zapatero đã bó buộc các lớp về lý thuyết phái tính, điều này đã dẫn đến việc hàng chục ngàn gia đình đã rút khỏi các trường học áp dụng các chương trình của Nhà Nước.

Top