Kỷ niệm 50 năm Công đồng Mục vụ Hòa Lan
Hôm 07/01/2020 vừa qua là kỷ niệm một biến cố đau thương trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Hòa Lan, đó là “Công đồng Mục vụ” tại nước này đã bỏ phiếu quyết định bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, đánh dấu sự suy tàn của Giáo Hội tại nước này.
Quyết định vừa nói được thông qua với 90 phiếu thuận và chỉ có 6 phiếu chống, trong Công đồng Mục vụ nhóm tại thành phố Noordwijkerhout. Mặc dù Tòa Thánh bác bỏ, nhưng giáo phẩm và giáo sĩ Công Giáo tại Hòa Lan tiếp tục thi hành nghị quyết.
Ngay trước khi các thành viên Công đồng bỏ phiếu, Đức Tổng giám mục Angelo Felici, Sứ thần Tòa thánh, đã rời bỏ phòng họp để phản đối, và phần lớn các giám mục Hòa Lan hiện diện không bỏ phiếu, mặc dù hồi đó các giám mục này bị coi là cấp tiến nhất trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Các đại diện Công đồng Mục vụ Hòa Lan đã trình bày cho Tòa Thánh kết quả cuộc bỏ phiếu, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng y Bernard Jan Alfrink, Tổng giám mục giáo phận Utrecht, giáo chủ Công Giáo Hòa Lan. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI hoàn toàn bác bỏ nghị quyết này và bày tỏ đau buồn sâu xa về vụ bỏ phiếu.
Sau biến cố đó, Giáo Hội Công Giáo Hòa Lan tiến vào giai đoạn hỗn độn. 400 linh mục hồi tục và kết hôn. Một số tiếp tục điều khiển các giáo xứ, dù có phép của giám mục bản quyền hay không, tạo nên sự chia rẽ trong cộng đoàn giáo xứ. Làn sóng giáo dân bỏ đạo tiếp tục gia tăng nhanh, cả sau cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Hòa Lan hồi năm 1985. Trong dịp đó, ngài công khai yêu cầu chấm dứt điều gọi là “Con đường đặc biệt của Hòa Lan”, và quyết liệt nhổ bỏ những “cỏ lùng cỏ dại” trong Giáo Hội tại nước này.
Trước đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dần dần bổ nhiệm các giám mục truyền thống cho Giáo Hội tại Hòa Lan, và triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt về Hòa Lan, nhóm họp năm 1980, trong đó đa số các nghị phụ chấp nhận tất cả những điểm chính yếu trong đạo lý của Giáo Hội, trong đó có vấn đề độc thân giáo sĩ.
Trong 50 năm qua, từ sau Công đồng Mục vụ ở Noordwijkerhout, số tín hữu Công Giáo giảm sút từ 40% xuống còn 24% dân số. Trong cùng thời kỳ đó các Giáo Hội Tin Lành mất số tín đồ nhiều hơn. Và ngày nay đa số dân Hòa Lan là những người không tín ngưỡng. Số tín hữu Công Giáo đi lễ Chúa nhật tại Hòa Lan hiện nay chỉ có 1%.
Tình trạng trên đây tại Hòa Lan khiến nhiều người lo ngại cho Giáo Hội Công Giáo tại Đức dường như đang đi vào cùng con đường qua tiến trình gọi là “Con đường Công nghị”. (Cath.ch 7/1/2020)
G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô