Hướng đến Nicêa 2025

WHĐ (03.06.2014) – Đức Thượng phụ Bartholomaios và Đức giáo hoàng Phanxicô đang mời gọi các tín hữu Công giáo và Chính thống giáo hướng đến kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicêa vào năm 2025 tại Nicêa – hiện nay là Iznik thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, cách Istanbul 130 km về phía đông nam. Công đồng Nicêa năm 325 là Công đồng đã công bố Kinh Tin Kính.

Mười bảy thế kỷ sau Công đồng đại kết đầu tiên Nicêa, Thượng phụ Constantinopolis và Giám mục Roma mong muốn gặp lại nhau tại Iznik để mừng kỷ niệm Công đồng hiệp nhất này.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AsiaNews của Italia, Thượng phụ Constantinopolis loan báo: “Cùng với Đức giáo hoàng Phanxicô, chúng tôi quyết định lưu lại một di sản cho chính mình và cho những người kế nhiệm chúng tôi với cuộc gặp gỡtại Nicêa vào năm 2025, để cùng nhau kỷ niệm Công đồng đại kết đích thực đầu tiên đã khai sinh Kinh Tin kính, sau 17 thế kỷ”.

Nicêa, Công đồng của hiệp nhất

Năm 325, Công đồng Nicêa thứ nhất đã quy tụ hơn 300 giám mục của phương Đông và phương Tây. Công việc chủ yếu của Công đồng là soạn ra Kinh Tin kính, khẳng định Chúa Kitô đồng bản thể với Đức Chúa Cha, để phản bác lạc giáo Arianô.

Đức Thượng phụ Bartholomaios đã cầu nguyện với Đức giáo hoàng Phanxicô tại Mộ thánh Chúa Kitô hôm Chúa nhật 25-05 vừa qua trong Nhà thờ Mộ Thánh, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ giữa Đức Thượng phụ Athenagoras và Đức giáo hoàng Phaolô VI tại Jerusalem. Nhân dịp này các ngài đã ký một tuyên bố chung khẳng định “tiếp tục cùng nhau hướng tới hiệp nhất”.

Đức Thượng phụ Bartholomaios nói với AsiaNews rằng “cuộc đối thoại để hiệp nhất Công giáo và Chính thống giáo bắt đầu lạitừ Jerusalem. Tại đây, vào mùa thu tới, sẽ có một cuộc gặp gỡ của Uỷ ban Hỗn hợp Công giáo–Chính thống giáo, được ĐứcThượng phụ Chính Thống Hy Lạp Theophilus III đón tiếp. Con đường còn dài, mọi người đều phải dấn thân mà không giảhình”.

Đức Thượng phụ Bartholomaios nói tiếp: “Giêrusalem là nơi Thiên Chúa đối thoại với con người, là nơi Ngôi Lời Thiên Chúa đãnhập thể. Các vị tiền nhiệm của chúng tôi là Athenagoras và Phaolô VI đã chọn nơi này để phá tan nhiều thế kỷ im lặng giữa haiGiáo hội chị em”.

Đức Thượng phụ nhấn mạnh: “Tôi cùng với người anh em Phanxicô bước đi nơi Thánh Địa này không phải với sự sợ hãi của Cleophas và Luca trên đường Emmaus, nhưng được gợi hứng từ một niềm hy vọng lớn lao, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta”.

Tín biểu Nicêa

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích rằng “Kinh Tin kính Công đồng Nicêa- Constantinôpôli được coi trọng vì phát xuất từ hai Công đồng đầu tiên (325 và 381). Cho đến nay, bản này vẫn còn là bản chung cho tất cả các Giáo hội lớn của Phương Ðông và Phương Tây” (số 195)

Số tiếp theo nói thêm, Kinh Tin kính này –bản tóm kết đức tin Kitô giáo– quan trọng ra sao đối với việc dạy giáo lý: “Sách Giáo Lý này trình bày đức tin theo Kinh Tin kính của các tông đồ, vì kinh này được kể là ‘bản giáo lý Rôma cổ xưa nhất’. Tuy nhiên, để bổ túc, chúng tôi sẽ luôn tham chiếu Kinh Tin kính của công đồng Nicêa- Constantinôpôli thường minh bạch và chi tiết hơn” (số 196).

Đức Thượng phụ trích dẫn Thánh Ambrosiô Milanô là người đã nhìn thấy nơi tín biểu này một “kho tàng” của các Kitô hữu:“Hãy lấy đức tin mà đọc Kinh Tin kính, như thế là hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần và cũng là hiệp thông với toàn thể Hội Thánh. Hội Thánh đã truyền lại đức tin cho chúng ta và trong Hội Thánh ấy chúng ta tin rằng: ‘Kinh Tinkính này là dấu thiêng liêng, là tâm niệm của chúng ta và là điều luôn canh giữ chúng ta, chắc chắn đó là kho tàng của linh hồn chúng ta” (Thánh Ambrôsiô, symb 1. PL 17, 1155C)” (số 197).

(Zenit)
Minh Đức

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top